tR

 A. Lý thuyết và phương pháp giải

a. Định nghĩa: oxit là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Công thức tổng quát: MxOy

Trong đó: 

        Kí hiệu của oxi là O kèm theo chỉ số y

        Kí hiệu của một nguyên tố khác là M (có hóa trị n) kèm theo chỉ số x

Theo quy tắc về hóa trị: II.y = n.x

b. Phân loại: oxit gồm 2 loại: oxit axit và oxit bazơ

    - Oxit axit thường là oxit của phi kim tương ứng với một axit.

        Ví dụ: CO2 có axit tương ứng là H2CO3

    - Oxit bazơ: thường là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ

        Ví dụ: Na2O tương ứng với bazơ NaOH

c. Cách gọi tên

    - Cách gọi chung: tên oxit = tên nguyên tố + oxit

    - Với kim loại nhiều hóa trị

    tên oxit bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị) + oxit

    Ví dụ:

        FeO : Sắt (II) oxit.

        Fe2O3 : Sắt (III) oxit.

        CuO : Đồng (II) oxit.

        MgO : Magie oxit.

    - Với phi kim nhiều hóa trị

   tên oxit axit = tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ nguyên tử oxi)

Các tiền tố: mono nghĩa là 1, đi là 2, tri là 3, tetra là 4, penta là 5.

    Ví dụ:

    CO: Cacbon mono oxit nhưng thường đơn giản đi gọi cacbon oxit.

    SO2 : Lưu huỳnh đioxit.

    CO2 : Cacbon đioxit.

    N2O3 Đinitơ trioxit.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho các oxit sau: SO2, CO2, P2O5. Hãy cho biết các oxit trên là oxit axit hay oxit bazơ và gọi tên các oxit đó.

Hướng dẫn giải

Các oxit SO2, CO2, P2Olà oxit axit.

Gọi tên:

    SO2: lưu huỳnh đioxit

    CO2: cacbon đioxit

    P2O5: điphotpho pentaoxit

Ví dụ 2: Cho các oxit bazơ sau: FeO, CuO, MgO. Hãy gọi tên các oxit bazơ đó.

Hướng dẫn giải

    FeO: sắt(II) oxit

    CuO: đồng(II) oxit

    MgO: magie oxit

Ví dụ 3: Một hợp chất oxit của nhôm có thành phần về khối lượng nguyên tố Al so với oxi là 9 : 8. Tìm công thức hóa học của oxit và gọi tên.

Hướng dẫn giải

Gọi công thức hóa học của oxit nhôm cần tìm là Al2Ox

    Giả sử có 1 mol Al2Ox, suy ra:

    Khối lượng của nhôm trong hợp chất là: 27.2 = 54 gam.

    Khối lượng của O trong hợp chất là: 16.x gam

Ta có: mAl : mO = 9 : 8 hay 5416=98 suy ra x = 3

Vậy công thức của oxit là: Al2O3, có tên gọi là: nhôm oxit

Ví dụ 4: Phân loại các oxit sau và gọi tên các oxit đó: SO2, K2O, MgO, P2O5, N2O5, Fe2O3, CO2.

Lời giải:

Oxit axit:

    SO2 : Lưu huỳnh đioxit

    P2O5 Điphotpho pentaoxit

    N2O5 Đinitơ pentaoxit.

    CO2 : Cacbon đioxit.

Oxit bazơ :

    K2O: Kali oxit

    MgO: Magie oxit

    Fe2O3: Sắt (III) oxit

Ví dụ 5: Trong các công thức hóa học sau: BaO, C2H6O, ZnO, SO3, KOH, CO2.

    `a) Công thức hóa học nào là công thức hóa học của oxit.

    b) Gọi tên các oxit đó.

Lời giải:

    a) Các công thức hóa học của oxit là: BaO, ZnO, SO3, CO2.

    b) Gọi tên các oxit :

        BaO: Bari oxit

        ZnO: Kẽm oxit

        SO3 : Lưu huỳnh trioxit

        CO2: Cacbon đioxit

Ví dụ 6: Oxi hoá 22,4 gam sắt, thu được 32 gam oxit sắt.

    a) Xác định tên và công thức của oxit sắt.

    b) Xác định hoá trị của sắt trong oxit này.

Lời giải:

    nFe = Bài tập về cách gọi tên oxit (cực hay, có đáp án) = 0,4 mol

    2xFe + yO2 Bài tập về cách gọi tên oxit (cực hay, có đáp án) 2FexOy

    0,4 → Bài tập về cách gọi tên oxit (cực hay, có đáp án) (mol)

    mFexOy = Bài tập về cách gọi tên oxit (cực hay, có đáp án).(56x+16y) = 32g

    →16y = 24x → Bài tập về cách gọi tên oxit (cực hay, có đáp án)

Chọn x = 2, y = 3 → Công thức oxit sắt: Fe2O3.

b) Gọi hoá trị của sắt trong Fe2O3 là a. Ta có:

    2 × a = 3 × II → a = III.

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Tên gọi của SO3 là

    A. lưu huỳnh trioxit

    B. lưu huỳnh đioxit

    C. lưu huỳnh oxit

    D. lưu huỳnh pentaoxit

Đáp án: Chọn A

Câu 2: Cách gọi tên nào sau đây đúng

    A. P2O5: photpho oxit

    B. CO2: cacbon(II) oxit

    C. Fe2O3: sắt oxit

    D. K2O: kali oxit

Đáp án: Chọn D

Câu 3: Tiền tố của chỉ số nguyên tử phi kim bằng 4 gọi là

    A. đi

    B. tri

    C. penta

    b. tetra

Đáp án: Chọn D

Câu 4: Trong các công thức hóa học sau, đâu là công thức hóa học của oxit axit

    A. FeO

    B. CuO

    C. N2O5

    b. MgO

Đáp án: Chọn C

Câu 5: Tên gọi của MgO là

    A. magie oxit

    B. magie(II) oxit

    C. magie trioxit

    D. magie pentaoxit

Đáp án: Chọn A

Câu 6: Oxi hóa 5,6 gam Fe, thu được 8g oxit sắt. Tìm công thức hóa học của oxit sắt và gọi tên

    A. FeO: sắt(III) oxit

    B. Fe2O3: sắt(III) oxit

    C. Fe3O4: sắt(II) oxit

    D. Fe2O3: sắt oxit

Đáp án: Chọn B

Có nFe = 0,1 mol

        2xFe + yO2 → 2FexOy

        0,1           →     0,1     (mol)

Có mFexOy = 0,1x.(56x + 16y) = 8 g

Suy ra: 2,4x = 1,6y nên =1,62,4=23 suy ra x = 2, y = 3

Vậy công thức hóa học của oxit sắt là Fe2O3 và có tên gọi là sắt(III) oxit.

Câu 7: Cho dãy các công thức hóa học sau, dãy có công thức của oxit là

    A.     CaO, C2H6O, ZnO, CO2

    B.     CaO, CO2, MgO, ZnO

    C.     C2H6O, SO2, H2O, Al2O3

    D.     Fe2O3, CH3OH, MgO, SO3

Đáp án: Chọn B

Câu 8: Cách đọc tên nào sau đây sai:

    A.     ZnO: kẽm oxit

    B.     N2O5: đinitơ pentaoxit

    C.     BaO: bari oxit

    D.     Fe2O3: sắt oxit

Đáp án: Chọn D

Câu 9: Trong các công thức sau, đâu là công thức đúng của oxit bazơ

    A.     SO3

    B.     CO2

    C.     P2O5

    D.     CuO

Đáp án: Chọn D

Câu 10: Cho các phát biểu sau:

(1) Phân loại oxit gồm oxit axit và oxit bazơ.

(2) Tiền tố của chỉ số nguyên tử phi kim bằng 2 gọi là tri.

(3) Cách gọi tên của CO2: Cacbon đioxit

(4) Oxit là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Công thức tổng quát: MxOy.

Số phát biểu đúng là:

    A. (1), (2), (3)

    B. (2), (3), (4)

    C. (2), (4)

    b. (1), (3), (4)

Đáp án: Chọn A

Câu 11: Cách đọc tên nào sau đây sai:

    A. CO2: cacbon (II) oxit

    B. CuO: đồng (II) oxit

    C. FeO: sắt (II) oxit

    D. CaO: canxi oxit

Lời giải:

Đáp án A.

Tên oxit của phi kim = Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit

    CO2 : cacbon đioxit

Tên oxit bazơ = Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hóa trị) + oxit

    CuO : đồng (II) oxit

    FeO: sắt (II) oxit

    CaO: canxi oxit.

Câu 12: Tên gọi của P2O5 

    A. Điphotpho trioxit

    B. Photpho oxit

    C. Điphotpho oxit

    D. Điphotpho pentaoxit

Lời giải:

Đáp án D.

    P2O5 là oxit của phi kim

Tên oxit của phi kim = Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit

    => P2O5 : Điphotpho pentaoxit.

Câu 13: Thiếc có thể có hoá trị II hoặc IV. Hợp chất có công thức SnO2 có tên là:

    A. Thiếc pentaoxit

    B. Thiếc oxit

    C. Thiếc (II) oxit

    D. Thiếc (IV) oxit

Lời giải:

Đáp án D

Thiếc là kim loại có nhiều hóa trị nên phải gọi tên kèm hóa trị.

    SnO2 : Thiếc (IV) oxit.

Câu 14: Oxit Fe2O3 có tên gọi là

    A. Sắt oxit.

    B. Sắt (II) oxit.

    C. Sắt (III) oxit.

    D. Sắt từ oxit.

Lời giải:

Đáp án C

Fe là kim loại có nhiều hóa trị, hóa trị của Fe trong Fe2O3 là III

    => Công thức Fe2O3 có tên gọi là : sắt (III) oxit.

Câu 15: Tiền tố của chỉ số nguyên tử phi kim bằng 3 gọi là

    A. Mono.

    B. Tri.

    C. Tetra.

    D. Đi.

Lời giải:

Đáp án B

    Tiền tố của chỉ số nguyên tử phi kim bằng 3 là tri.

Câu 16: Tên gọi của Al2O3 

    A. Nhôm oxit

    B. Đi nhôm tri oxit

    C. Nhôm (III) oxit

    D. Nhôm (II) oxit.

Lời giải:

Đáp án A

Nhôm là kim loại có một hóa trị nên không cần đọc kèm hóa trị.

Câu 17: Một hợp chất oxit của sắt có thành phần về khối lượng nguyên tố sắt so với oxi là 7:3. Vậy hợp chất đó có công thức hoá học là:

    A. Fe2O3

    B. FeO

    C. Fe3O4

    D. Fe(OH)2

Lời giải:

Đáp án A

Gọi công thức hóa học của oxit sắt cần tìm là Fe2On

Giả sử có 1 mol Fe2On.

=> Khối lượng của Fe trong hợp chất là: 56.2 = 112 gam.

Khối lượng của O trong hợp chất là: 16.n gam.

Ta có: mFe : mO = 7 : 3 hay Bài tập về cách gọi tên oxit (cực hay, có đáp án) => n = 3

Công thức oxit cần tìm là Fe2O3

Câu 18: Công thức oxit nào có tên gọi không đúng:

    A. SO3: lưu huỳnh đioxit

    B. Fe2O3 : sắt (III) oxit

    C. Al2O3: nhôm oxit

    b. P2O5: điphotpho pentaoxit.

Lời giải:

Đáp án A

SO3: lưu huỳnh đioxit

Câu 19: Một oxit của photpho có phân tử khối là 142đvC. Công thức hóa học của oxit là

    A. P2O3

    B. PO2

    C. P2O5

    D. P2O4

Lời giải:

Đáp án C

Gọi x là hóa trị của P

Công thức oxit của P là P2Ox

    => 62 + 16x = 142 => x = 5

Vậy công thức của oxit là P2O5.

Câu 20: Trong hợp chất oxit của kim loại A hóa trị I thì oxi chiếm 17,02% theo khối lượng. Kim loại A là?

    A. Li

    B. Zn

    C. K

    D. Na

Lời giải:

Đáp án C

Công thức oxit của kim loại A là A2O

Trong hợp chất oxit của kim loại A thì oxi chiếm 17,02% theo khối lượng

    Ta có: Bài tập về cách gọi tên oxit (cực hay, có đáp án).100% = 17,02% → MA = 39 (g/mol)

Vậy A là kim loại kali (K)

D. Bài tập thêm

Câu 1: Tên gọi của Al2O3 là

    A. Aluminium trioxide.

    B. Aluminium dioxide.

    C. Aluminium (III) oxide.

    D. Aluminium (II) oxide.

Câu 2: Nitrogen dioxide là tên gọi của hợp chất nào sau đây?

    A. NO2.

    B. N2O.

    C. NO.

    D. N2O5.

Câu 3: Trong các công thức hóa học sau, đâu là công thức hóa học của acidic oxide?

    A. MgO.

    B. CO2.

    C. BaO.

    D. Na2O.

Câu 4: Trong các công thức hóa học sau, đâu là công thức hóa học của basic oxide?

    A. H2O.

    B. N2O.

    C. CaO.

    D. N2O5.

Câu 5: Tên gọi của Fe2O3 là

    A. Iron trioxide

    B. Iron(III) oxide.

    C. Iron(II) oxide.

    D. Iron dioxide.

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top