tR

 I. Khái niệm muối

Muối là hợp chất được tạo ra khi thay thế ion Htrong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (4+).

Ví dụ: Na2SO4 là muối có thành phần sau:

Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 13: Muối

Cách gọi tên muối:

- Cách gọi tên muối của kim loại:

Tên kim loại + hoá trị (kim loại nhiều hoá trị) + tên gốc acid

- Cách gọi tên muối của ammonium (4+):

Ammonium + tên gốc acid

Ví dụ một số muối và tên gọi tương ứng:

Tên muối

Công thức hoá học

Potassium carbonate

K2CO3

Iron(III) sulfate

Fe2(SO4)3

Copper(II) chloride

CuCl2

Ammonium nitrate

NH4NO3

Sodium acetate

CH3COONa

Calcium phosphate

Ca3(PO4)2

II. Tính tan của muối

Tuỳ thuộc vào khả năng tan trong nước của muối, ta có: muối tan, muối không tan hoặc ít tan.

- Một số muối tan được trong nước:

    + Tất cả các muối của kim loại nhóm IA (Li, Na, K, …)

    + Tất cả các muối ammonium.

    + Tất cả các muối nitrate.

    + Các muối sulfate ngoại trừ BaSO4, PbSO4.

    + Các muối chloride ngoại trừ AgCl, PbCl2.

- Một số muối không tan trong nước:

    + Các muối carbonate ngoại trừ Na2CO3, K2CO3, (NH4)2CO3 …

    + BaSO4, PbSO4 …

    + AgCl, PbCl2 …

III. Điều chế muối

Các phương pháp điều chế muối từ:

    Oxide acid:

        Oxide acid + Base → Muối + H2O

Ví dụ: SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O.

    Oxide base:

        Oxide base + Acid → Muối + H2O

Ví dụ: FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

    Dung dịch acid và base:

        Acid + Base → Muối + H2O

Ví dụ: HCl + NaOH → NaCl + H2O

    Kim loại và acid:

        M + (HCl, H2SO4 loãng, …) → Muối + H2

M là một số kim loại như Mg, Al, Zn, Fe, …

Ví dụ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Ngoài ra, đa số kim loại tác dụng với phi kim thu được muối. Ví dụ đốt dây sắt trong bình khí chlorine thu được muối FeCl3.

Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 13: Muối

IV. Tính chất hoá học của muối

Một số tính chất hoá học của muối:

- Dung dịch muối phản ứng với kim loại (KL):

    Muối KL(A) + KL(B) → Muối KL(B) + KL(A)

Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

- Dung dịch muối phản ứng với dung dịch base:

    Muối + Base → Muối mới + Base mới

Ví dụ: 2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + 2NaCl.

- Dung dịch muối phản ứng với dung dịch acid:

    Muối + Acid → Muối mới + Acid mới

Ví dụ: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O.

- Dung dịch muối phản ứng với dung dịch muối:

    Muối (A) + Muối (B) → Muối (C) + Muối (D)

Ví dụ: K2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2KCl.

V. Mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối

Các hợp chất acid, base, oxide, muối có quan hệ với nhau theo sơ đồ sau:

Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 13: Muối

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top