Mục lục bài viết
Chương 1: Chất, nguyên tử, phân tử
Chương 2: Phản ứng hóa học
CHƯƠNG 3: MOL-TÍNH TOÁN HÓA HỌC
CHƯƠNG 4: OXI-KHÔNG KHÍ
CHƯƠNG 5: HIDRO - NƯỚC
CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH
Chương 2: Phản ứng hóa học
CHƯƠNG 3: MOL-TÍNH TOÁN HÓA HỌC
CHƯƠNG 4: OXI-KHÔNG KHÍ
CHƯƠNG 5: HIDRO - NƯỚC
CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH
Chương 1: Chất, nguyên tử, phân tử
I. Chất
1. Vật thể và chất:
Chất là những thứ tạo nên vật thể
Vật thể:
Vật thể tự nhiên: cây, đất đá, quả chuối…
Vật thể nhân tạo: con dao, quyển vở…
Hình 1: Một số vật thể tự nhiên
2. Tính chất của chất:
Mỗi chất đều có những tính chất đặc trưng( tính chất riêng).
Tính chất của chất:
Tính chất vật lý: màu, mùi, vị, khối lượng riêng, to, tonc, trạng thái
Tính chất hóa học: sự biến đổi chất này thành chất khác
Hình 2 : Đường là chất rắn
3. Chất tinh khiết
3.1. Hỗn hợp
- Hỗn hợp: là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.
Ví dụ: Nước biển, nước khoáng, nước muối,… là hỗn hợp do có lẫn một số chất tan.
Hình 3: Nước khoáng
- Chất tinh khiết: là chất không có lẫn chất khác
Ví dụ: Nước cất là chất tinh khiết do không có lẫn chất khác.
Hình 4: Nước cất
- Chất tinh khiết có những tính chất nhất định.
Ví dụ: Chỉ nước tinh khiết mới có tonc = $0^oC, t^oS = 100^oC$, D = 1 g/cm3 … Với nước tự nhiên các giá trị này đều sai khác nhiều ít tùy theo các chất khác có lẫn nhiều hay ít.
3.3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp
- Cách tách chất ra khỏi hỗn hợp: dựa vào sự khác nhau của tính chất vật lý.
Ví dụ: Tách muối ra khỏi dung dịch muối bằng cách đun nóng dung dịch cho nước bay hơi.
Hình 5: Tách muối ra khỏi dung dịch muối ăn
- Một số phương pháp tách chất dựa vào tính chất vật lý của chất như: chưng cất, cô cạn, lọc …
II. Nguyên tử
1. khái niệm
- Các chất đều được cấu tạo nên từ nguyên tử. Có hàng chục triệu chất khác nhau, nhưng chỉ có trên một trăm loại nguyên tử.
- Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
Ví dụ: Kim loại natri được cấu tạo từ rất nhiều nguyên tử natri.
- Đường kính nguyên tử cực kì bé, khoảng 10-8cm
- Nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân mang điện tích dương.
+ Vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.
- Electron, kí hiệu là e, có điện tích âm nhỏ nhất và quy ước ghi bằng dấu âm (-).
2. Hạt nhân nguyên tử
- Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi proton và nơtron.
+ Proton được kí hiệu là p, có điện tích như electron nhưng khác dấu, ghi bằng dấu dương (+).
+ Nơtron không mang điện, kí hiệu là n.
- Trong một nguyên tử có bao nhiêu proton thì cũng có bấy nhiêu electron, tức là:
Số p = số e
- Proton và nơtron có cùng khối lượng, khối lượng của electron rất bé (chỉ bằng khoảng 0,0005 lần khối lượng của proton) không đáng kể. Do đó khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.
3. Lớp electro
- Electron luôn chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số electron nhất định.
Ví dụ: Nguyên tử natri có 11 electron, các electron điền vào 3 lớp electron.
Hình 2: Sơ đồ nguyên tử natri
- Nguyên tử có thể liên kết với nhau nhờ electron.
III. Nguyên tố hóa học:
1. Định nghĩa: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
2. Kí hiệu hóa học
Kí hiệu hóa học: thường lấy chữ cái đầu (in hoa) tên Latinh, trường hợp nhiều nguyên tố có chữ cái đầu giống nhau thì kí hiệu hóa học của chúng có thêm chữ thứ hai (viết thường). (tr.42)
Ví dụ: Cacbon: C, Canxi: Ca, Đồng: Cu
Ý nghĩa của kí hiệu hóa học Chỉ Nguyên tố hóa học đã cho, chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
Ví dụ: 2O: Hai nguyên tử Oxi.
3. Nguyên tử khối
NTK: Là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị Cacbon (đvC)
1 đvC = khối lượng của một nguyên tử Cacbon
1 đvC = $1,9926.10^{-23}$ = $1,6605.10^{-24}$g = $1,6605.10^{-27}$ kg
Ví dụ: NTK C = 12 đvC, O = 16 đvC
4. Phân tử: Là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
5. Phân tử khối: Là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử NTK của các nguyên tử trong phân tử.
Thí dụ: PTK của H2O= 1.2 + 16 = 18 đvC
IV. Đơn chất_Hợp chất:
1. Đơn chất
- Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
- Phân loại: dựa trên tính chất của từng nguyên tố mà đơn chất được chia thành đơn chất kim loại và đơn chất phi kim.
a) Đơn chất kim loại:
Ví dụ: nhôm, đồng, kẽm, sắt,…
+ Có tính chất dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
+ Các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định.
Hình 1: Mô hình tượng trưng một mẫu kim loại đồng (rắn)
b) Đơn chất phi kim:
+ Không có những tính chất như đơn chất kim loại (trừ than chì dẫn được điện).
+ Các nguyên tử được liên kết theo một số nhất định và thường là 2.
Ví dụ: hiđro, oxi, lưu huỳnh,…
Hình 2: Mô hình tượng trưng một mẫu khí hiđro (a) và khí oxi (b)
2. Hợp chất
a. Hợp chất là gì?
- Hợp chất là những chất được cấu tạo từ 2 nguyên tố trở lên.
Ví dụ: Nước được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là H và O, muối ăn được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là Na và Cl, axit sunfuric được tạo nên từ 3 nguyên tố hóa học là H, S và O …
- Phân loại:
Hợp chất được phân loại thành:
+ Hợp chất vô cơ như: nước, muối ăn, axit sunfuric,…(Đọc thêm)
+ Hợp chất hữu cơ: metan, đường, xenlulozơ,…
b. Đặc điểm cấu tạo:
Trong hợp chất, nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ và một thứ tự nhất định.
Hình 3: Mô hình tượng trưng một mẫu muối ăn (rắn)
3. Phân tử
a. Định nghĩa
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
Ví dụ: Nước có hạt hợp thành gồm 2 H liên kết với 1 O; khí hiđro có hạt hợp thành là hai nguyên tử cùng loại liên kết với nhau.
Hình 4: Mô hình tượng trưng một mẫu nước (lỏng)
- Với đơn chất kim loại, nguyên tử là hạt hợp thành có vai trò như phân tử.
b. Phân tử khối
- Cũng như nguyên tử khối, phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon.
- Cách tính: phân tử khối của một chất bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó.
Ví dụ: phân tử khối của nước (H2O) là 1.2 + 16 = 18 đvC
4. Trạng thái của chất
- Mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những nguyên tử hay những phân tử.
- Tùy điều kiện về nhiệt độ và áp suất, một chất có thể ở ba trạng thái:
+ Rắn: các hạt sắp xếp khít nhau và dao động tại chỗ.
+ Lỏng: các hạt xếp sát nhau và trượt lên nhau.
+ Khí: các hạt ở rất xa nhau và chuyển động nhanh hơn về nhiều phía.
Hình 5: Sơ đồ ba trạng thái của chất: rắn (a), lỏng (b) và khí (c)
V. Công thức hóa học:
1. Công thức hóa học của đơn chất
- Công thức hoá học của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hoá học của một nguyên tố.
+ Với kim loại, vì hạt hợp thành là nguyên tử nên kí hiệu hóa học được coi là công thức hóa học.
Ví dụ: Công thức hoá học của đồng, sắt,… là Cu, Fe,…
+ Với phi kim, nhiều phi kim có phân tử gồm một số nguyên tử liên kết với nhau nên có thêm chỉ số ở chân kí hiệu để chỉ số nguyên tử liên kết với nhau.
Ví dụ: Công thức hoá học của hiđro, oxi,… là H2, O2,…
+ Có một số phi kim, quy ước lấy kí hiệu làm công thức.
Ví dụ: Công thức hoá học của đơn chất than, lưu huỳnh là C, S.
2. Công thức hóa học của hợp chất
- Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo ra chất kèm theo chỉ số ở chân (nếu chỉ số bằng 1 thì không cần ghi).
- Công thức dạng chung: AxBy ; AxByCz
Trong đó:
+ A, B, C là kí hiệu hóa học của nguyên tố.
+ x, y, z là các số nguyên chỉ số nguyên tử của nguyên tố đó trong hợp chất.
Ví dụ: Công thức hoá học của nước là H2O , của muối ăn là NaCl, của canxi cacbonat là CaCO3 .
3 Ý nghĩa của công thức hoá học
- Công thức hoá học của một chất cho ta biết:
+ Nguyên tố nào tạo ra chất.
+ Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất.
+ Phân tử khối của chất.
- Ví dụ: Công thức hoá học của nước là H2O cho biết:
+ Nước gồm nguyên tử hiđro và nguyên tử oxi.
+ Trong 1 phân tử nước có 1 nguyên tử oxi và 2 nguyên tử hiđro.
+ Phân tử khối của nước là 18.
- Một số lưu ý:
+ Viết H2 để chỉ 1 phân tử hiđro, khác với khi viết 2 H là chỉ 2 nguyên tử hiđro.
+ Công thức hóa học H2O cho biết trong 1 phân tử nước có 2 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi. (Nói trong phân tử nước có phân tử hiđro là sai);
+ Muốn chỉ ba phân tử hiđro viết 3 H2, hai phân tử nước viết 2 H2O … Các số 3, số 2 đứng trước là hệ số, viết ngang bằng kí hiệu.
Chương 2: Phản ứng hóa học
I. Sự biến đổi chất
1. Hiện tượng vật lý
- Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
- Ví dụ:
+ Nước đá để chảy thành nước lỏng, đun sôi nước chuyển thành hơi nước và ngược lại. Quá trình này có sự thay đổi về trạng thái của nước từ rắn – lỏng – khí, nước vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
Hình 1: Nước biến đổi từ thể rắn sang thể lỏng, từ thể lỏng sang thể hơi và ngược lại.
+ Hòa tan muối ăn dạng hạt vào nước, được dung dịch trong suốt. Không nhìn thấy hạt muối nhưng nếm có vị mặn. Cô cạn dung dịch, những hạt muối ăn xuất hiện trở lại. Trong quá trình trên, muối ăn vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
2. Hiện tượng hóa học
- Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.
- Ví dụ:
+ Đun nóng đáy ống nghiệm đựng đường. Đường trắng chuyển dần thành chất màu đen là than, đồng thời có những giọt nước ngưng tụ trên thành ống nghiệm. Đây là hiện tượng hóa học vì đường bị biến đổi thành 2 chất khác là than và nước.
Hình 2: Thí nghiệm đun nóng đường
+ Lưu huỳnh cháy trong không khí là hiện tượng hóa học. Do lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí có mùi hắc (khí lưu huỳnh đioxit).
Hình 3: Lưu huỳnh cháy trong không khí
II. Phản ứng hóa học
Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này (chất phản ứng) thành chất khác (sản phẩm phản ứng)
Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử được bảo toàn, chỉ liên kết giữa các nguyên tử bị thay đổi, làm phân tử chất này biến thành phân tử chất khác
Ví dụ: phản ứng xảy ra khi nung vôi: CaCO3 CaO + CO2
Trong đó: Chất phản ứng: CaCO3
Chất sản phẩm: CaO, CO2
Dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra: có chất mới tạo thành có tính chất khác với chất phản ứng (màu, mùi, vị, tỏa nhiệt, phát sáng…)
III. Định luật bảo toàn khối lượng
1. Định luật bảo toàn khối lượng
- Do 2 nhà khoa học Lô-mô-nô-xốp (người Nga, 1711-1765) và La-voa-diê (người Pháp, 1743-1794) tiến hành độc lập với nhau phát hiện ra.
- Nội dung định luật:
“Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng”
Hình 1: Phản ứng hóa học trong cốc trên đĩa cân
- Giải thích định luật:
Trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử. Sự thay đổi này chỉ liên quan đến số electron. Còn số nguyên tử của mỗi nguyên tố được giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi, vì vậy, tổng khối lượng các chất được bảo toàn.
2. Áp dụng định luật
- Cách áp dụng:
+ Để áp dụng, ta viết nội dung định luật thành công thức. Giả sử có phản ứng:
A + B → C + D
Khi đó, công thức về khối lượng được viết như sau:
mA + mB = mC + mD
Trong đó: mA ; mB ; mC ; mD là khối lượng của mỗi chất.
⇒ Hệ quả: Trong một phản ứng có n chất, kể cả chất phản ứng và sản phẩm, nếu biết khối lượng của (n – 1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại.
IV. Phương trình hóa học:
Phương trình hóa học là sự biểu diễn phản ứng hóa học bằng công thức hóa học
Ví dụ: Phản ứng sắt tác dụng với oxi:
3Fe + 2O2 -> Fe3O4
+ B1: Viết sơ đồ của phản ứng: Al + O2 -----> 2Al2O3
+ B2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: Al + O2-----> 2Al2O3
+ B3: Viết phương trình hóa học: 4Al + 3O2 -> 2Al2O3
Chương 3: Mol _ Tính toán hóa học
I. Mol
1. Mol là gì?
Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó
Con số 6.1023 được gọi là số Avogađro, kí hiệu là n
2. Khối lượng mol
Khối lượng mol ( kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
Đơn vị: g/mol
Khối lượng mol có cùng số trị với nguyên tử khối hay phân tử khối của chất đó.
- Ví dụ:
Khối lượng mol nguyên tử Na: MNa = 23 g/mol.
Khối lượng mol phân tử natriclorua (NaCl): MNaCl = 58,5 g/mol.
Khối lượng mol nguyên tử Na: MNa = 23 g/mol.
Khối lượng mol phân tử natriclorua (NaCl): MNaCl = 58,5 g/mol.
3. Thể tích mol của chất khí
Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất khí đó.
Trong đktc ( 0°C và 1 atm) thì thể tích 1 mol chất khí là 22,4 lít.
II. Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
1. Chuyển đối giữa lượng chất và khối lượng chất
2. Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích khí
V = 22,4 x n (l) ⇒ n = V/22,4 (mol)
III. Tỉ khối của chất khí
1. Tỉ khối của chất khí
a. Chất khí A với chất khí B
Dùng để so sánh khi A nhẹ hơn hay nặng hơn khí B bao nhiêu lần
Kí hiệu dA/B
Cách tính dA/B = MA/MB
Khi dA/B > 1 ⇒ khí A nặng hơn khí B
dA/B = 1 ⇒ khí A bằng khí B
dA/B < 1 ⇒ khí A nhẹ hơn khí B
b. Chất khí A với không khí
Tương tự như phần a. không khí đóng vai trò như chất khí B với Mkk = 29(g/mol)
Kí hiệu dA/kk
2. Thí dụ
So sánh khí oxi với không khí
⇒ Oxi nặng hơn không khí 32/29 lần
Chương IV: Oxy _ Không khí
I. Tính chất của oxi
1. Tính chất vật lí
Là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ −183oC, oxi ở thể lỏng có màu xanh nhạt.
2. Tính chất hóa học
Oxi là một đơn chất phi kim hoạt động mạnh, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất.
a. Tác dụng với phi kim (S, N, P…)
S + O2 ----- to ----> SO2 (cháy sáng ngọn lửa màu xanh nhạt)
b. Tác dụng với kim loại
Oxi có thể tác dụng với hầu hết các kim loại dưới tác dụng của nhiệt độ để tạo ra các oxit (trừ một số kim loại Au, Ag, Pt oxi không phản ứng
2Mg + O2 ----- to ----> 2MgO
2Zn + O2----- to ----> 2ZnO
3Fe + 2O2 ----- to ----> Fe3O4
c. Tác dụng với hợp chất
2H2S + 3O2 ----- to ----> 2SO2 + 2H2O
C2H4 + 3O2 ----- to ----> 2CO2 + 2H2O
II. Sự oxi hóa- Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi
1. Sự oxi hóa
Là sự tác dụng của oxi với một chất
2. Phản ứng hóa hợp
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Phản ứng cần nâng nhiệt độ lên để khơi mào phản ứng lúc đầu, các chất sẽ cháy, tỏa nhiều nhiệt gọi là phản ứng tỏa nhiệt.
III. Oxit
1. Định nghĩa
Oxit là hợp chất của ha nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi
2. Phân loại:
a. Oxit axit:
Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit
Vd: SO3 tương ứng với axit H2SO4
b. Oxit bazơ
Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ
NaO tương ứng với NaOH
3. Cách gọi tên:
Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
Nếu kim loại có nhiều hóa trị
Tên oxit = tên kim loại (hóa trị) + oxit
VD:
FeO: sắt (II) oxit
Công thức Fe2O3 có tên gọi l : sắt (III) oxit
Nếu phi kim có nhiều hóa trị
Tên gọi = tên phi kim + oxit
Dùng các tiền tố ( tiếp đầu ngữ) chỉ số nguyên tử
Mono: một + Đi: hai
Tri: ba + Tetra: bốn + Penta: năm
VD: CO: cacbon monooxit
CO2: cacbon đioxit
SO2: lưu huỳnh đioxit
IV. Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy
1. Điều chế oxi
a. Trong phòng thí nghiệm
Đun nóng hợp chất giâu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali pemanganat KMnO4 hoặc kali clorat KClO3 trong ống nghiệm, oxi thoát ra theo
2KMnO4 ----- to ----> K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 ----- to ----> 2KCl + 3O2
b. Trong công nghiệp
Sản xuất từ không khí:
hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao. Trước hết thu được Nitơ (-196°C) sau đó là Oxi (- 183°C)
Sản xuất từ nước: điện phân nước
2. Phản ứng phân hủy
Là phản ứng hóa học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới.
Thí dụ: 2KMnO4 ----- to ----> K2MnO4 + MnO2 + O2
V. Không khí - Sự cháy
1. Không khí
Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích. Cụ thể oxi chiếm 21% thể tích, 78% nitơ, 1% là các khí khác
2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm
Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng
Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng
Trong điều kiện nhất định, sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy
V. Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy
1. Điều chế oxi
a. Trong phòng thí nghiệm
Đun nóng hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali pemanganat K2MnO4 hoặc kali clorat KClO3 trong ống nghiệm, oxi thoát ra theo
2KMnO4 ----- to ----> K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 ----- to ----> 2KCl + 3O2
b. Trong công nghiệp
Sản xuất từ không khí: hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao. Trước hết thu được Nitơ (-196°C) sau đó là Oxi (- 183°C)
Sản xuất từ nước: điện phân nước
2. Phản ứng phân hủy
Là phản ứng hóa học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới.
Thí dụ: 2KMnO4 ----- to ----> K2MnO4 + MnO2 + O2
Chương V: Nước _ Không khí
I. Tính chất - Ứng dụng của Hiđro
1. Tính chất vật lý
Là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước
2. Tính chất hóa học
a. Tác dụng với oxi
2H2 + O2 ----- to ----> 2H2O
Hỗn hợp sẽ gây nổ nếu trộng hidrơ và oxi theo tỉ lệ thể tích 2:1
b. Tác dụng với đồng oxit CuO
Bột CuO màu đen chuyển thành lớp kim loại đồng màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành trên thành cốc
H2 + CuO ----- to ----> Cu + H2O
II. Điều chế khí Hiđrơ - Phản ứng thế
1. Điều chế hidrơ
a. Trong phòng thí nghiệm
Cho kim loại (Al, Fe,….) tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4)
Thí dụ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
b. Trong công nghiệp
Hidro được điều chế bằng cách điện phân nước hoặc dùng than khử oxi của H2O
Phương trình hóa học: 2H2O ----- đp ----> 2H2 + O2
2. Phản ứng thế
Phản ứng thế là phản ứng hóa học của đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất
Thí dụ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
III. Nước
1. Tính chất vật lý
Là chất lỏng không màu (tuy nhiên lớp nước dày có màu xanh da trời), không mùi, không vị. sôi ở 100°C (p = 760 mmHg), hóa rắn ở 0°C.
Có thể hòa tan được nhiều chất rắn (muối ăn, đường,…), chất lỏng (cồn, axit), chất khí (HCl,…)
2. Tính chất hóa học
Tác dụng với kim loại: nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Ca, Ba, K,…
I. Tính chất - Ứng dụng của Hiđro
1. Tính chất vật lý
Là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước
2. Tính chất hóa học
a. Tác dụng với oxi
2H2 + O2 ----- to ----> 2H2O
Hỗn hợp sẽ gây nổ nếu trộng hidrơ và oxi theo tỉ lệ thể tích 2:1
b. Tác dụng với đồng oxit CuO
Bột CuO màu đen chuyển thành lớp kim loại đồng màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành trên thành cốc
H2 + CuO ----- to ----> Cu + H2O
II. Điều chế khí Hiđrơ - Phản ứng thế
1. Điều chế hidrơ
a. Trong phòng thí nghiệm
Cho kim loại (Al, Fe,….) tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4)
Thí dụ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
b. Trong công nghiệp
Hidro được điều chế bằng cách điện phân nước hoặc dùng than khử oxi của H2O
Phương trình hóa học: 2H2O ----- đp ----> 2H2 + O2
2. Phản ứng thế
Phản ứng thế là phản ứng hóa học của đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất
Thí dụ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
III. Nước
1. Tính chất vật lý
Là chất lỏng không màu (tuy nhiên lớp nước dày có màu xanh da trời), không mùi, không vị. sôi ở 100°C (p = 760 mmHg), hóa rắn ở 0°C.
Có thể hòa tan được nhiều chất rắn (muối ăn, đường,…), chất lỏng (cồn, axit), chất khí (HCl,…)
2. Tính chất hóa học
Tác dụng với kim loại: nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Ca, Ba, K,…
Chương VI: Dung dịch
I. Oxit
1. Định nghĩa
Oxit là hợp chất của ha nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi
2. Phân loại:
a. Oxit axit:
Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit
Vd: SO3 tương ứng với axit H2SO4
b. Oxit bazơ
Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ
NaO tương ứng với NaOH
3. Cách gọi tên:
Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
Nếu kim loại có nhiều hóa trị
Tên oxit = tên kim loại (hóa trị) + oxit
VD:
FeO: sắt (II) oxit
Công thức Fe2O3 có tên gọi l : sắt (III) oxit
Nếu phi kim có nhiều hóa trị
Tên gọi = tên phi kim + oxit
Dùng các tiền tố ( tiếp đầu ngữ) chỉ số nguyên tử
Mono: một + Đi: hai
Tri: ba + Tetra: bốn + Penta: năm
VD: CO: cacbon monooxit
CO2: cacbon đioxit
SO2: lưu huỳnh đioxit
II. Bazơ
1. Khái niệm:
Phân tử bazơ gồm có môt nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).
CTHH: M(OH)n, n: số hóa trị của kim loại
2. Tên gọi:
Tên bazơ = tên kim loại ( kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hiđroxit
VD: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit
3. Phân loại
Bazơ tan trong nước gọi là kiềm. VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.
Bazơ không tan trong nước. VD: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…
III. Muối
1. Khái niệm
Phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit
CTHH: gồm 2 phần: kim loại và gốc axit
VD: Na2SO4, CaCO3,…
2. Tên gọi
Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit
VD: Na2SO4: natri sunfat
3. Phân loại
- Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại
VD: Na2SO4, CaCO3,…
- Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
VD: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,…
----------------------------------------
Đọc thêm:
Nguyên tố là một loại chất không thể phân chia thành các chất khác bằng các phương pháp hóa học thông thường. Mỗi nguyên tố được đặc trưng bởi số proton trong hạt nhân của nó. Hiện nay, bảng tuần hoàn các nguyên tố đã được xác định và có tổng cộng 118 nguyên tố.
Nguyên tử là đơn vị cơ bản của tất cả các nguyên tố. Nó bao gồm một hạt nhân chứa proton và neutron, và các electron xoay quanh hạt nhân này. Số proton trong hạt nhân xác định loại nguyên tố, trong khi số electron xác định tính chất hóa học của nguyên tử.
Nguyên tử là đơn vị cơ bản của tất cả các nguyên tố. Nó bao gồm một hạt nhân chứa proton và neutron, và các electron xoay quanh hạt nhân này. Số proton trong hạt nhân xác định loại nguyên tố, trong khi số electron xác định tính chất hóa học của nguyên tử.
0 Comments:
Đăng nhận xét