tR

Câu hỏi 1 :

Trong phân tử nước, một nguyên tử O liên kết với hai nguyên tử H, người ta nói rằng O có hóa trị II. Vậy hóa trị có mối liên hệ với công thức hóa học của hợp chất như thế nào?
Trong phân tử nước, một nguyên tử O liên kết với hai nguyên tử H, người ta nói rằng O có hóa trị II. Vậy hóa trị có mối liên hệ với công thức hóa học của hợp chất như thế nào? (ảnh 1)

Hướng dẫn giải
Khi biết được hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất ta có thể xác định được công thức hóa học của hợp chất.

Câu hỏi 2

:

Copper sulfate (CuSO4) được dùng làm chất chống xoăn lá cây cho cây cà chua. Em hãy cho biết số nguyên tử của từng nguyên tố có trong một phân tử copper sulfate và xác định phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất này.

 Hướng dẫn giải

Trong một phân tử copper sulfate (CuSO4) có một nguyên tử Cu, một nguyên tử S và bốn nguyên tử O.

Khối lượng phân tử CuSO4 bằng: 64.1 + 32.1 + 16.4 = 160 (amu)

Phần trăm khối lượng các nguyên tố trong CuSO4 là:Cu=64.1.100%160=40%

% S=32.1.100%160=20%

% O = 100% - 40% - 20% = 40%


Câu hỏi 3

:

Xác định hóa trị của S trong hợp chất sulfur dioxide (một nguyên tử S liên kết với hai nguyên tử O) và hydrogen sulfide (một nguyên tử S liên kết với hai nguyên tử H).

* Hướng dẫn giải
- Trong phân tử sulfur dioxide, một nguyên tử S liên kết với hai nguyên tử O nên S có hóa trị IV.
- Trong phân tử hydrogen sulfide, một nguyên tử S liên kết với hai nguyên tử H nên S có hóa trị II.

Câu hỏi 4 :

Hãy xác định hóa trị của C trong hợp chất methane có trong Hình 5.3b.

Hãy xác định hóa trị của C trong hợp chất methane có trong Hình 5.3b. (ảnh 1)

* Hướng dẫn giải
Ta thấy, trong phân tử methane, một nguyên tử C liên kết với bốn nguyên tử H nên C có hóa trị IV.

Câu hỏi 5

:

Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng mẫu và thực hiện các yêu cầu sau:

Bảng 7.1.

 

Hóa trị của lưu huỳnh/carbon

Tích của chỉ số và hóa trị của lưu huỳnh/carbon

Tích của chỉ số và hóa trị của hydrogen

H2S

II

1 × II

2 × I

CH4

?

?

?

1. Xét phân tử H2S, hãy so sánh tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố lưu huỳnh với tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố hydrogen.

2. Đối với phân tử CH4, thực hiện tương tự như phân tử H2S. Em hãy so sánh về tích của chỉ số và hóa trị của các nguyên tố thành phần.


1. Xét phân tử H2S
Ta thấy: 1 × II = 2 × I
⇒ Tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố lưu huỳnh bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố hydrogen.
2. Xét phân tử CH4.
Ta thấy: 1× IV = 4 × I
⇒ Tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố carbon bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố hydrogen.

Câu hỏi 6

:

Dựa vào quy tắc hóa trị và Bảng 7.2, cho biết công thức hóa học của potassium oxide là KO hay K2O.

Hướng dẫn giải
Ta có, nguyên tố K có hóa trị I, nguyên tố O có hóa trị II.
Giả sử, công thức hóa học của potassium oxide là KO.
Nhận thấy: I × 1 ≠ II × 1
⇒ Giả sử sai.
⇒ Công thức hóa học của potassium oxide là K2O (vì I × 2 = II × 1).

Câu hỏi 7 :

Khí carbon dioxide luôn có thành phần như sau: cứ 1 phần khối lượng carbon có tương ứng 2,667 phần khối lượng oxygen. Hãy lập công thức hóa học của khí carbon dioxide, biết khối lượng phân tử của nó là 44 amu.

Hướng dẫn giải


- Gọi công thức của khí carbon dioxide là CxOy.

- Khối lượng phân tử của khí carbon dioxide là: 

12x + 16y = 44.                                                         (1)

- Ta có: 12x16y=12,667  xy=12  y = 2x

Thế y = 2x vào (1) ta được: 12x + 16.2x = 44

 x = 1  y = 2

Vậy công thức của khí carbon dioxide là CO2.


Câu hỏi 8

:

Hãy lập công thức phân tử của khí hydrogen sulfide, biết lưu huỳnh trong hợp chất này có hóa trị II. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của lưu huỳnh và của hydrogen trong hợp chất đó.

Hướng dẫn giải


- Gọi công thức của khí hydrogen sulfide là 

- Theo quy tắc hóa trị: x.I = y.II

     ==21

     x = 2 và y = 1.

- Vậy công thức của khí hydrogen sulfide là H2S.

     Khối lượng phân tử của khí hydrogen sulfide là: 2.1 + 32 = 34 (amu).

Phần trăm về khối lượng của lưu huỳnh và của hydrogen trong H2S là:

%=2.1.100%34=5,88%

%=1.32.100%34=94,12%



Câu hỏi 9 :

Xác định được phần trăm khối lượng các nguyên tố hóa học có trong các chất dựa vào công thức phân tử trên nhãn mác sản phẩm như phân bón, thức ăn, đồ uống, …

 

Hướng dẫn giải


Ví dụ 1: Phân bón đầu trâu KNO3.Xác định được phần trăm khối lượng các nguyên tố hóa học có trong các chất dựa vào công thức phân tử trên nhãn mác sản phẩm như phân bón, thức ăn, đồ uống, … (ảnh 1)

Khối lượng phân tử KNO3 bằng: 1.39 + 1.14 + 3.16 = 101 (amu)

Phần trăm khối lượng các nguyên tố hóa học trong KNO3 là:

%=1.39.100%101=38,61%          

%=1.14.100%101=13,86%

%O = 100% - 38,61% - 13,86% = 47,53%

Ví dụ 2: Thuốc nhỏ mắt – nhỏ mũi chứa natri clorid (NaCl)

Xác định được phần trăm khối lượng các nguyên tố hóa học có trong các chất dựa vào công thức phân tử trên nhãn mác sản phẩm như phân bón, thức ăn, đồ uống, … (ảnh 2)

Khối lượng phân tử NaCl bằng: 1.23 + 1.35,5 = 58,5 (amu)

Phần trăm khối lượng các nguyên tố hóa học trong NaCl là:%=1.23.100%58,5=39,32%

%Cl = 100% - 39,32% = 60,68%


Câu hỏi 10 :

Ở hình bên, ta thấy 1 nguyên tử carbon liên kết với 4 nguyên tử hydrogen hoặc chỉ liên kết với 2 nguyên tử oxygen; 1 nguyên tử oxygen liên kết được với 2 nguyên tử hydrogen; … Các nguyên tử liên kết với nhau theo nguyên tắc nào? Bằng cách nào để lập được công thức hóa học của các chất?

Media VietJack

Hướng dẫn giải
- Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị.
- Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất, gồm một hoặc nhiều kí hiệu nguyên tố và chỉ số ở bên dưới mỗi kí hiệu.
+ Công thức hóa học của đơn chất được biểu diễn bằng kí hiệu nguyên tố hóa học kèm với chỉ số ghi ở bên dưới (nếu là phi kim ở thể khí)
Công thức chung của phân tử dạng AxBy. Trong đó A, B là kí hiệu hóa học của nguyên tố, x và y là số nguyên tử mỗi nguyên tố trong phân tử.

Câu hỏi 11 :

Hãy cho biết mỗi nguyên tử của nguyên tố Cl, S, P, C trong các phân tử ở Hình 7.1 có khả năng liên kết với bao nhiêu nguyên tử H?


Hướng dẫn giải
Nguyên tử Cl có khả năng liên kết với 1 nguyên tử H.
Nguyên tử S có khả năng liên kết với 2 nguyên tử H.
Nguyên tử P có khả năng liên kết với 3 nguyên tử H.
Nguyên tử C có khả năng liên kết với 4 nguyên tử H.

Câu hỏi 12 :

Xác định hóa trị của các nguyên tố Cl, S, P trong các phân tử ở Hình 7.1.


* Hướng dẫn giải
- Trong phân tử hydrogen chloride (HCl) nguyên tử Cl liên kết với 1 nguyên tử H
⇒ Hóa trị của nguyên tử Cl bằng I.
- Trong phân tử hydrogen sulfide (H2S) nguyên tử S liên kết với 2 nguyên tử H
⇒ Hóa trị của nguyên tử S bằng II.
- Trong phân tử phosphine (PH3) nguyên tử P liên kết với 3 nguyên tử H
⇒ Hóa trị của nguyên tử P bằng III.
- Trong phân tử methane (CH4) nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử H
⇒ Hóa trị của nguyên tử C bằng IV.

Câu hỏi 13 :

Trong tự nhiên, silicon oxide có trong cát, đất sét,… Em hãy xác định hóa trị của nguyên tố silicon trong silicon dioxide. Tìm hiểu qua sách báo và internet, cho biết các ứng dụng của hợp chất này.

Media VietJack

* Hướng dẫn giải
Trong phân tử silicon dioxide một nguyên tử Si có khả năng liên kết với 2 nguyên tử O, mỗi nguyên tử O hóa trị II
⇒ Si có hóa trị IV.
Ứng dụng của silicon dioxide:
- Silicon dioxide được sử dụng để làm kính phẳng, sản phẩm thủy tinh, cát đúc, sợi thủy tinh, men gốm, phun cát cho chống gỉ, cát lọc, vật liệu chịu lửa và bê tông nhẹ.
- Silicon dioxide được sử dụng để tạo ra các bộ phận quan trọng của ngành công nghiệp điện tử, dụng cụ quang học và đồ thủ công, sản xuất sợi quang.
- Silicon dioxide hay còn gọi là thạch anh có thể được sử dụng để làm thủy tinh thạch anh. Thủy tinh thạch anh thường được sử dụng để chế tạo các dụng cụ hóa học chịu nhiệt độ cao. Cát thạch anh thường được sử dụng làm vật liệu thủy tinh và vật liệu xây dựng.
- Trong công nghiệp thực phẩm silocon được sử dụng như chất chống đông, chất khử bọt, chất làm đặc, chất trợ lọc và chất làm sạch.

Câu hỏi 14 :

Em hãy so sánh về tích của hóa trị và số nguyên tử của hai nguyên tố trong phân tử mỗi hợp chất ở Bảng 7.1

Media VietJack

Hướng dẫn giải
Trong phân tử mỗi hợp chất ở Bảng 7.1, tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố này bằng tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố kia.

Câu hỏi 15 :

Trong một hợp chất cộng hóa trị, nguyên tố X có hóa trị IV. Theo em, 1 nguyên tử X có khả năng liên kết với bao nhiêu nguyên tử O hoặc bao nhiêu nguyên tử H?

Hướng dẫn giải Nguyên tố X có hóa trị IV ⇒ Có khả năng liên kết với 4 nguyên tử H (mỗi nguyên tử H có hóa trị I) Ví dụ: Nguyên tố C hóa trị IV, có thể liên kết với 4 nguyên tử H (mỗi nguyên tử H có hóa trị I) để tạo thành phân tử methane.
Nguyên tố X có hóa trị IV ⇒ Có khả năng liên kết với 2 nguyên tử O (mỗi nguyên tử O có hóa trị II) Ví dụ: Nguyên tố C hóa trị IV, có thể liên kết với 2 nguyên tử O (mỗi nguyên tử O có hóa trị II) để tạo thành phân tử carbon dioxide.

Câu hỏi 16 :

Dựa vào hóa trị các nguyên tố ở bảng Phụ lục 1 trang 187, em hãy cho biết một nguyên tử Ca có thể kết hợp với bao nhiêu nguyên tử Cl hoặc bao nhiêu nguyên tử O.

Hướng dẫn giải
Dựa vào Phụ lục ta thấy Ca hóa trị II, Cl hóa trị I, O hóa trị II
⇒ Một nguyên tử Ca có thể kết hợp được với 2 nguyên tử Cl. Hợp chất tạo thành là CaCl2.
Một nguyên tử Ca có thể kết hợp được với 1 nguyên tử O. Hợp chất tạo thành là CaO.

Câu hỏi 17 :

Dựa vào ví dụ 2, em hãy hoàn thành bảng sau:

Phân tử đơn chất

Công thức hóa học

Tên phân tử

Khối lượng phân tử

Media VietJack

?

?

?

Media VietJack

?

?

?

Media VietJack

?

?

?

Media VietJack

?

?

?

 Hướng dẫn giải


Phân tử đơn chất

Công thức hóa học

Tên phân tử

Khối lượng phân tử

Media VietJack

O3

Ozone

16 × 3 = 48 amu

Media VietJack

N2

Nitrogen

14 × 2 = 28 amu

Media VietJack

F2

Fluorine

19 × 2 = 38 amu

Media VietJack

Ne

Neon

20 amu


Câu hỏi 18 :

Kể tên và viết công thức hóa học các đơn chất kim loại và đơn chất phi kim ở thể rắn.

Hướng dẫn giải
Đơn chất kim loại ở thể rắn: sodium (Na), potassium (K), magnesium (Mg), aluminium (Al), iron (Fe), calcium (Ca), copper (Cu), gold (Au), silver (Ag), zinc (Zn), …
Đơn chất phi kim ở thể rắn: carbon (C), phosphorus (P), silicon (Si, sulfur (S), boron (B), iodine (I2),…

Câu hỏi 19 :

Em hãy hoàn thành bảng sau:

Tên hợp chất

Thành phần phân tử

Công thức hóa học

Khối lượng phân tử

Magnesium chloride

1 nguyên tử Mg và 2 nguyên tử Cl

?

?

Aluminium oxide

2 nguyên tử Al và 3 nguyên tử O

?

?

Ammonia

1 nguyên tử N và 3 nguyên tử H

?

 Hướng dẫn giải

Tên hợp chất

Thành phần phân tử

Công thức hóa học

Khối lượng phân tử

Magnesium chloride

1 nguyên tử Mg và 2 nguyên tử Cl

MgCl2

24 + 35,5 × 2 = 95 amu

Aluminium oxide

2 nguyên tử Al và 3 nguyên tử O

Al2O3

27 × 2 + 16 × 3 = 102 amu

Ammonia

1 nguyên tử N và 3 nguyên tử H

NH3

14 + 1 × 3 = 17 amu


Câu hỏi 20 :

Công thức hóa học của iron(III) oxide là Fe2O3, hãy cho biết thành phần nguyên tố, số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố và tính khối lượng phân tử.

Hướng dẫn giải
Thành phần phân tử iron(III) oxide gồm 2 nguyên tử Fe và 3 nguyên tử O.
Khối lượng phân tử bằng: 56 × 2 + 16 × 3 = 160 amu.

Câu hỏi 21 :

Tính phần trăm mỗi nguyên tố có trong các hợp chất: Al2O3, MgCl2, Na2S, (NH4)2CO3

 Hướng dẫn giải

- Đối với hợp chất Al2O3

    %Al = ()×2(23)×100% 27×227×2+16×3×100% = 52,94%

    %O = 100% - 52,94% = 47,06%

- Đối với hợp chất MgCl2

    %Mg = ()(2)×100%=2424+35,5×2×100% = 25,26%

    %Cl = 100% - 25,26% = 74,74%

- Đối với hợp chất Na2S

    %Na = ()×2(2)×100%=2323×2+32×100% = 29,49%

    %S = 100% - 29,49% = 70,51%

- Đối với hợp chất (NH4)2CO3

    %N = ()×2((4)23)×100%=14×214×2+1×4×2+12+16×3×100% = 29,17%

    %H = ()×4×2((4)23)×100%=1×4×214×2+1×4×2+12+16×3×100% = 8,33%

    %C = ()((4)23)×100%=1214×2+1×4×2+12+16×3×100% = 12,5%

    %O = 100% - %N - %H - %C = 100% - 29,17% - 8,33% - 12,5% = 50%


Câu hỏi 22

:

Công thức hóa học của một chất cho biết được những thông tin gì?

Hướng dẫn giải
Công thức hóa học cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử đó. Từ đó, có thể tính được khối lượng phân tử.

Câu hỏi 23 :

Viết công thức hóa học của phosphoric acid có cấu tạo từ hydrogen và nhóm phosphate. Trong phosphoric acid, nguyên tố nào có phần trăm lớn nhất?

Hướng dẫn giải

Công thức hóa học của phosphoric acid là: H3PO4


    %H = ()×3(34)×100%=1×31×3+31+16×4.100% = 3,06%


    %P = ()(34)×100%=311×3+31+16×4.100% = 31,63%


    %O = 100% - 3,06% - 31,63% = 65,31%


⇒ Trong phosphoric acid nguyên tố O có phần trăm lớn nhất


Câu hỏi 24 :

Phân tử X có 75% khối lượng là aluminium, còn lại là carbon. Xác định công thức phân tử của X, biết khối lượng phân tử của nó là 144 amu.

 Hướng dẫn giải

    %C = 100% - %Al = 100% - 75% = 25%

    %Al = ()×()×100%=27×144.100% = 75%

⇒ x = 4

    %C = ()×()×100%=12×144.100% = 25%

⇒ y = 3

    Vậy công thức hóa học của hợp chất là Al4C3


Câu hỏi 25 :

Hợp chất (Y) có công thức FexOy, trong đó Fe chiếm 70% theo khối lượng. Khối lượng phân tử (Y) là 160 amu. Xác định công thức hóa học của hợp chất (Y)

 * Hướng dẫn giải

%O = 100% - %Fe = 100% - 70% = 30%

%Fe = ()×()×100%=56×160.100% = 70%

⇒ x = 2

%O = ()×()×100%=16×160.100% = 30%

⇒ y = 3

Vậy công thức hóa học của hợp chất là Fe2O3


Câu hỏi 26 :

Pháo hoa có thành phần nhiên liệu nổ gồm sulfur, than và hợp chất (Z). Hợp chất (Z) gồm nguyên tố potassium, nitrogen và oxygen với các tỉ lệ phần trăm tương ứng là 38,61%, 13,86% và 47,535%. Khối lượng phân tử của hợp chất (Z) là 101 amu. Xác định công thức hóa học của (Z).

Tìm hiểu qua sách, báo và internet, em hãy cho biết một số ứng dụng của hợp chất (Z).

 Hướng dẫn giải

%K = ()×()×100%=39×101.100% = 38,61%

    ⇒ x = 1

%N = ()×()×100%=14×101.100% = 13,86%

    ⇒ 1

%O = ()×()×100%=16×101.100% = 47,535%

    ⇒ z = 3

Vậy công thức hóa học của hợp chất là KNO3


Một số ứng dụng của KNO3:

    - Potassium nitrate (KNO3) là một loại phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng đa lượng cho các loại rau, lĩnh vực trồng hoa, quả và hạt cây.

    - Là nguồn cung cấp kali tuyệt vời, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của cây và hoạt động bình thường của mô. Bên cạnh đó, potassium nitrate (KNO3) còn giúp cho cây trồng khỏe mạnh và giúp tăng năng suất của cây trồng.

    - Potassium nitrate (KNO3) đặc biệt giúp chống lại vi khuẩn, nấm gây bệnh, côn trùng và virus rất tốt.

    - Được dùng trong chế tạo thuốc nổ đen, làm pháo hoa.

    - Sử dụng làm chất phụ gia thực phẩm, bảo quản thịt chống ôi thiu.

    - Được dùng trong một số kem đánh răng cho răng nhạy cảm, giảm các triệu chứng hen suyễn và bệnh viêm khớp.

Media VietJack

Câu hỏi 27 :

Dựa vào công thức (2), hãy tính hóa trị của nguyên tố

a) N trong phân tử NH3

b) S trong phân tử SO2, SO3

c) P trong phân tử P2O5

 Hướng dẫn giải

a) Với công thức hóa học 3

    Theo quy tắc hóa trị ta có: a × 1 = I × 3

     a = III

Vậy trong phân tử NH3 nguyên tố N có hóa trị III.

b) Với công thức hóa học 2

    Theo quy tắc hóa trị ta có: a × 1 = II × 2

     a = IV

Vậy trong phân tử SO2 nguyên tố S có hóa trị IV.

Với công thức hóa học 3

    Theo quy tắc hóa trị ta có: a × 1 = II × 3

     a = VI

Vậy trong phân tử SO3 nguyên tố S có hóa trị VI.

b) Với công thức hóa học 25

    Theo quy tắc hóa trị ta có: a × 2 = II × 5

     a = V

Vậy trong phân tử P2O5 nguyên tố P có hóa trị V.


Câu hỏi 28

:

Dựa vào Ví dụ 8, 9 và các bảng hóa trị ở Phụ lục trang 187, hãy xác định công thức hóa học các hợp chất tạo bởi:

a) potassium và sulfate

b) aluminium và carbonate

c) magnesium và nitrate

 Hướng dẫn giải

a) Công thức hóa học chung: (4)

Theo quy tắc hóa trị ta có: x × I = y × II

    Chuyển thành tỉ lệ: ==21

    Chọn x = 2; y = 1

Vậy công thức hóa học của hợp chất là K2SO4

b) Công thức hóa học chung: (3)

Theo quy tắc hóa trị ta có: x × III = y × II

    Chuyển thành tỉ lệ: ==23

    Chọn x = 2; y = 3

Vậy công thức hóa học của hợp chất là Al2(CO3)3

c) Công thức hóa học chung: (3)

Theo quy tắc hóa trị ta có: x × II = y × I

    Chuyển thành tỉ lệ: ==12

    Chọn x = 1; y = 2

Vậy công thức hóa học của hợp chất là Mg(NO3)2


Câu hỏi 29 :

Viết công thức hóa học các hợp chất tạo bởi oxygen và mỗi nguyên tố sau: potassium, magnesium, aluminium, phosphorus (hóa trị V)

Hướng dẫn giải

- Hợp chất tạo bởi oxygen và potassium có dạng: 

Theo quy tắc hóa trị ta có: x × I = y × II

    Chuyển thành tỉ lệ: ==21

    Chọn x = 2; y = 1

Vậy công thức hóa học của hợp chất là K2O

- Hợp chất tạo bởi oxygen và magnesium có dạng: 

Theo quy tắc hóa trị ta có: x × II = y × II

    Chuyển thành tỉ lệ: ==11

    Chọn x = 1; y = 1

Vậy công thức hóa học của hợp chất là MgO

- Hợp chất tạo bởi oxygen và aluminium có dạng: 

Theo quy tắc hóa trị ta có: x × III = y × II

    Chuyển thành tỉ lệ: ==23

    Chọn x = 2; y = 3

Vậy công thức hóa học của hợp chất là Al2O3

- Hợp chất tạo bởi oxygen và phosphorus có dạng: 

Theo quy tắc hóa trị ta có: x × V = y × II

    Chuyển thành tỉ lệ: ==25

    Chọn x = 2; y = 5

Vậy công thức hóa học của hợp chất là P2O5


Câu hỏi 30 :

Dựa vào bảng hóa trị ở Phụ lục trang 187, em hãy hoàn thành bảng sau:

Chất

Công thức hóa học

Khối lượng phân tử

Sodium sulfide (S hóa trị II)

?

?

Aluminium nitride (N hóa trị III)

?

?

Copper(II) sulfate

?

?

Iron(III) hydroxide

?

?


Câu hỏi 31 :

Thạch nhũ trong hang động có thành phần chính là hợp chất (T). Phân tử (T) có cấu tạo từ nguyên tố calcium, carbon và oxygen với các tỉ lệ phần trăm tương ứng là 40%, 12% và 48%. Khối lượng phân tử (T) là 100 amu. Hãy xác định công thức hóa học của (T).

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top