tR

 1. Công thức tính tỉ khối của khí A với khí B

- Để xác định khí A nặng hơn hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần, ta dựa vào tỉ số giữa khối lượng mol của khí A (MA) và khối lượng mol của khí B (MB). Tỉ số này được gọi là tỉ khối của khí A đối với khí B, được biểu diễn bằng công thức:

dA/B=MAMB.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khí Onặng hay nhẹ hơn khí N2 bao nhiêu lần?

Hướng dẫn giải

Để xác định khí Onặng hơn hay nhẹ hơn khí N2 bao nhiêu lần, ta dựa vào tỉ số giữa khối lượng mol của khí O2 (MO2)và khối lượng mol của khí N2 (MN2). Tỉ số này được gọi là tỉ khối của khí Ođối với khí N2, được biểu diễn bằng công thức:

dO2/N2 = MO2MN2 = 16.214.2= 1,143.

Vậy khí Onặng hơn khí N1,143 lần.

Ví dụ 2: Tính tỉ khối của khí sulfur dioxide (SO2) đối với khí fluorine (F2).

Hướng dẫn giải

Tỉ khối của khí sulfur dioxide (SO2) đối với khí fluorine (F2) là:

dSO2/F2 =MSO2MF2 = 32+16.219.2 =1,684.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1: Tỉ khối của khí sulfur dioxide (SO2) đối với khí chlorine (Cl2) là

A. 0,19.

B. 1,5.

C. 0,9.

D. 1,7.

Bài 2: Hợp chất khí X có tỉ khối so với khí hydrogen bằng 22. Công thức hóa học của X có thể là

A. NO2.

B. CO2.

C. NH3.

D. NO.

Bài 3: Khí O2 nặng hay nhẹ hơn khí NO?

A. Khí O2 nặng hơn khí NO 1,06 lần.

B. Khí O2 nhẹ hơn khí NO 0,9375 lần.

C. Khí O2 và khí NO nặng bằng nhau.

D.  Khí O2 nhẹ hơn khí NO 1,06 lần.

Bài 4: Chất khí A có tỉ khối hơi so với H2 bằng 14, công thức hoá học của A là

A. SO2.

B. CO2.

C. NH3.

D. N2.

Bài 5: Tỉ khối của khí dinitrogen monoxide (N2O) đối với khí carbon dioxide (CO2) là

A. 0,9.

B. 1,0.

C. 1,1.

D. 1,2.

Đáp án bài tập tự luyện

1

2

3

4

5

C

B

A

D

B

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top