A. Lý thuyết & Phương pháp giải
Định nghĩa: Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.
Ví dụ: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑
Nhận xét: Nguyên tử Zn đã thay thế nguyên tử H trong hợp chất HCl.
Các bước giải toán:
+ Tính số mol các chất đã cho
+ Viết phương trình hóa học
+ Xác định chất dư, chất hết (nếu có), tính toán theo chất hết
+ Tính khối lượng hoặc thể tích các chất theo yêu cầu đề bài
- Nắm vững kiến thức về lập phương trình hóa học, cân bằng hóa học và các công thức chuyển đổi khối lượng, thể tích
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mtham gia = msản phẩm
- Nếu bài cho số liệu số mol cả chất tham gia phản ứng và chất sản phẩm thì tính toán theo chất sản phẩm.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho các phản ứng hoá học sau: (coi điều kiện phản ứng có đủ)
(1): ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O.
(2): 2Cu + O2 → 2CuO.
(3): Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.
(4): 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2↑.
(5): 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.
(6): Na2O + H2O → 2NaOH.
Xác định các phản ứng thế?
Lời giải:
Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.
Các phản ứng thế là:
(3): Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
(5): 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
Ví dụ 2: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và sắt, dung dịch axit clohiđric HCl và axit sunfuric H2SO4 loãng. Hãy viết các phương trình hóa học có thể điều chế hiđro. Cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào?
Lời giải:
- Phương trình hóa học có thể điều chế hiđro:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑
Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2 ↑
Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2 ↑
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
- Cả 4 phản ứng trên thuộc loại phản ứng thế.
Ví dụ 3: Lập Phương trình hóa học của các phản ứng sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào?
a) Mg + O2 → MgO.
b) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2↑.
c) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.
Lời giải:
a) 2Mg + O2 2MgO
- Là phản ứng oxi hóa khử ( hoặc phản ứng hóa hợp).
b) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2↑.
- Là phản ứng oxi hóa khử (hoặc phản ứng phân hủy).
c) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.
- Là phản ứng thế.
C. Bài tập vận dụng
Câu 1: Đâu là phản ứng thế trong các phản ứng sau?
A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
B. NaOH + HCl → NaCl + H2O
C. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
D. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Lời giải:
Đáp án A
Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.
Ở phản ứng A, Fe đã thế vị trí của H trong phân tử HCl.
Câu 2: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế?
A. 2KClO3 2KCl + 3O2↑.
B. SO3 + H2O → H2SO4.
C. Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O.
D. Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O.
Lời giải:
Đáp án D
Phản ứng thế: Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O
Vì: Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.
Câu 3: Chọn đáp án đúng?
A. Phản ứng giữa FeO và HCl là phản ứng oxi hóa – khử.
B. Phản ứng giữa Fe và HCl là phản ứng thế.
C. CaCO3 CaO + CO2 là phản ứng oxi hóa khử.
D. Khí H2 nặng hơn không khí.
Lời giải:
Đáp án B
A sai vì không xảy ra cả sự oxi hóa và sự khử.
B đúng vì Fe thế chỗ của nguyên tử H trong phân tử HCl.
Phương trình hóa học: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
C sai vì đây không phải phản ứng oxi hóa khử.
D sai vì khí H2 nhẹ hơn không khí
Câu 4: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế?
A. CuO + H2 Cu + H2O
B. Mg +2HCl → MgCl2 +H2↑
C. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ +H2O
D. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Lời giải:
Đáp án C
Vì: Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất trong khi đó ở phản ứng C là phản ứng hóa học giữa hai hợp chất.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất?
A. Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó nguyên tử của đơn chất thế chỗ nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất
B. Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó có sự tham gia của hợp chất và các chất
C. Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó có sự tham gia của hợp chất và đơn chất tạo thành chất mới
D. Phản ứng thế là quá trình tạo thành nhiều chất mới từ 2 hay nhiều chất ban đầu
Lời giải:
Đáp án A
Câu 6: Cho Fe phản ứng thế với HCl, đốt cháy sản phẩm khí sinh ra thu được ngọn lửa màu gì?
A. Đỏ
B. Xanh nhạt
C. Cam
D. Tím
Lời giải:
Đáp án B
Phản ứng giữa Fe và HCl:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Khí thoát ra là H2, cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt.
Câu 7: Cho phản ứng thế: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2. Tính khối lượng của Al đã phản ứng với axit sunfuric (H2SO4), biết sau phản ứng thu được 1,68 lít khí (đktc).
A. 2,025 gam
B. 5,240 gam
C. 6,075 gam
B. 1,350 gam
Lời giải:
Đáp án D
Số mol H2 là: nH2 = = 0,075 mol
Phương trình hóa học:
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑
0,05 ← 0,075 (mol)
Khối lượng Al đã phản ứng là: mAl = nAl.MAl = 0,05.27 = 1,35 gam
Câu 8: Cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được thể tích khí H2 (ở đktc) là:
A. 2,24 lít.
B. 1,12 lít.
C. 6,72 lít.
D. 4,48 lít.
Lời giải:
Đáp án A
Số mol Fe là: nFe = = 0,1 mol
Phương trình hóa học:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
0,1 → 0,1 (mol)
Thể tích khí thu được là: VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,1 = 2,24 lít
Câu 9: Cho Zn tác dụng hoàn toàn với H2SO4 loãng, sau phản ứng tạo ra mấy sản phẩm?
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Lời giải:
Đáp án A
Phương trình hóa học: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑
⇒ phản ứng tạo ra 2 sản phẩm: ZnSO4 và H2
Câu 10: Cho kim loại Mg tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl thu được muối MgCl2 và 4,48 lít khí hiđro (ở đktc). Tính khối lượng axit clohiđric cần dùng cho phản ứng?
A. 29,2 gam
B. 14,6 gam
C. 12,7 gam
D. 10,95 gam
Lời giải:
Đáp án B
Số mol H2 là: nH2 = = 0,2 mol
Phương trình hóa học:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
0,4 ← 0,2 (mol)
Khối lượng HCl cần dùng là:
mHCl = nHCl.MHCl = 0,4.36,5 =14,6 gam
0 Comments:
Đăng nhận xét