https://tailieumoi.vn/bai-viet/109018/giai-sgk-khoa-hoc-tu-nhien-8-bai-48-chan-troi-sang-tao-he-sinh-thai-va-sinh-quyen
Trả lời:
Rạn san hô được xem là một hệ sinh thái vì rạn san hô có đầy đủ các đặc điểm của một hệ sinh thái: Ran san hô bao gồm nhiều quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã, trong đó, các sinh vật luôn tác động qua lại lẫn nhau và tác động qua lại với môi trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
1. Hệ sinh thái và cấu trúc của hệ sinh thái
Câu hỏi thảo luận 1 trang 207 KHTN lớp 8: Dựa vào Hình 48.1, hãy:
a) Cho biết cấu trúc của một hệ sinh thái gồm những thành phần nào.
b) Kể tên các nhóm sinh vật có trong quần xã. Cho biết vai trò của các nhóm sinh vật đó.
Trả lời:
a) Cấu trúc của một hệ sinh thái bao gồm các thành phần: Thành phần vô sinh (môi trường sống) và thành phần hữu sinh (quần xã sinh vật).
b) Các nhóm sinh vật có trong quần xã và vai trò của các nhóm sinh vật đó:
Nhóm sinh vật | Vai trò |
Sinh vật sản xuất | Tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ, cung cấp thức ăn và oxygen cho các sinh vật khác. |
Sinh vật tiêu thụ | Tổng hợp chất hữu cơ từ các sinh vật khác, giúp cân bằng chuỗi thức ăn. |
Sinh vật phân giải | Phân giải xác sinh vật và các chất thải của sinh vật thành chất vô cơ. |
Luyện tập trang 207 KHTN lớp 8: Cho thêm ví dụ về một hệ sinh thái.
Trả lời:
Ví dụ về một hệ sinh thái: Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, hệ sinh thái hoang mạc, hệ sinh thái sông, hệ sinh thái hồ, hệ sinh thái ao nuôi cá, hệ sinh thái đồng ruộng,…
Trả lời:
Nhóm | Loài |
Sinh vật sản xuất | Cây bạch đàn, cỏ, vi khuẩn lam. |
Sinh vật tiêu thụ | Gấu Koala, hươu, báo gấm. |
Sinh vật phân giải | Vi khuẩn E. coli, nấm mốc, giun đất. |
2. Các kiểu hệ sinh thái
Trả lời:
Các hệ sinh sinh thái như rừng mưa nhiệt đới, sa mạc, hệ sinh thái cửa sông, rạn san hô thuộc kiểu hệ sinh thái tự nhiên. Trong đó:
- Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới và hệ sinh thái sa mạc thuộc nhóm hệ sinh thái trên cạn.
- Hệ sinh thái cửa sông và hệ sinh thái rạn san hô thuộc nhóm hệ sinh thái dưới nước.
Trả lời:
Một số hệ sinh thái ở địa phương em:
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái sông, hệ sinh thái suối, hệ sinh thái rạn san hô,… thuộc kiểu hệ sinh thái tự nhiên.
- Hệ sinh thái đồng ruộng, hệ sinh thái khu dân cư, hệ sinh thái ao nuôi cá, hệ sinh thái rừng keo,… thuộc hệ sinh thái nhân tạo.
3. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái
Trả lời:
Có 9 chuỗi thức ăn trong hình:
- Cỏ → Thỏ → Cáo → Giun đất/ Vi sinh vật.
- Cỏ → Thỏ → Đại bàng → Giun đất/ Vi sinh vật.
- Cỏ → Chuột → Cáo → Giun đất/ Vi sinh vật.
- Cỏ → Chuột → Đại bàng → Giun đất/ Vi sinh vật.
- Cỏ → Chuột → Chim cú → Giun đất/ Vi sinh vật.
- Cỏ → Chuột → Rắn → Đại bàng → Giun đất/ Vi sinh vật.
- Cỏ → Châu chấu → Ếch → Chim cú → Giun đất/ Vi sinh vật.
- Cỏ → Châu chấu → Ếch → Rắn → Đại bàng → Giun đất/ Vi sinh vật.
- Cỏ → Châu chấu → Chim sẻ → Giun đất/ Vi sinh vật.
Câu hỏi thảo luận 4 trang 209 KHTN lớp 8: Cho ví dụ về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong tự nhiên
Trả lời:
- Ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên: Cỏ → Châu chấu → Ếch → Rắn → Chim Đại bàng → Vi sinh vật.
- Ví dụ về lưới thức ăn trong tự nhiên:
Trả lời:
Cách để xây dựng một tháp sinh thái: Tháp sinh thái được xây dựng bằng cách xếp chồng các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau còn chiều dài khác nhau biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng. Độ lớn của các bậc dinh dưỡng được xác định dựa trên số lượng cá thể, lượng sinh khối hoặc mức năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Câu hỏi thảo luận 5 trang 210 KHTN lớp 8: Đọc đoạn thông tin và quan sát Hình 48.5, hãy:
a) Mô tả quá trình trao đổi chất trong hệ sinh thái.
b) Cho biết tại sao năng lượng chỉ được truyền theo một chiều qua các bậc dinh dưỡng.
Trả lời:
a) Quá trình trao đổi vật chất trong hệ sinh thái xảy ra giữa các sinh vật trong quần xã và giữa quần xã với môi trường thông qua chu trình vật chất: Trong hệ sinh thái, các chất dinh dưỡng từ môi trường tự nhiên truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng (sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ → sinh vật phân giải) rồi truyền trở lại môi trường, một phần các chất lắng động trong đất, nước.
b) Năng lượng chỉ được truyền theo một chiều qua các bậc dinh dưỡng vì có sự thất thoát năng lượng lớn ở mỗi bậc dinh dưỡng: Phần lớn năng lượng (khoảng 90%) ở mỗi bậc dinh dưỡng bị mất đi do hoạt động hô hấp, bài tiết chất thải, các phần rơi rụng (lá cây, lông động vật,…), chỉ một phần nhỏ được sinh vật tích lũy để sản sinh các chất hữu cơ cho cơ thể và truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. Do đó, bậc dinh dưỡng càng cao thì năng lượng càng thấp.
Trả lời:
Một chuỗi thức ăn trong tự nhiên thường không dài quá 4 – 5 mắt xích vì có sự thất thoát năng lượng lớn ở mỗi mắt xích: Phần lớn năng lượng (khoảng 90%) ở mỗi mắt xích bị mất đi do hoạt động hô hấp, bài tiết chất thải, các phần rơi rụng (lá cây, lông động vật,…), chỉ một phần nhỏ được sinh vật tích lũy để sản sinh các chất hữu cơ cho cơ thể và truyền lên mắt xích cao hơn. Do đó, mắt xích càng cao thì năng lượng càng thấp và đến mức nào đó không còn đủ duy trì của một mắt xích tiếp theo.
4. Tầm quan trọng của việc bảo vệ hệ sinh thái
Trả lời:
Tầm quan trọng của việc bảo vệ các hệ sinh thái: Bảo vệ các hệ sinh thái có vai trò quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững,…
5. Sinh quyển
Câu hỏi thảo luận 7 trang 212 KHTN lớp 8: Quan sát Hình 48.6, hãy cho biết:
a) Các thành phần của sinh quyển.
b) Sinh quyển là gì?
Trả lời:
a) Các thành phần của sinh quyển gồm: khí quyển, thủy quyển và địa quyển.
b) Khái niệm sinh quyển: Sinh quyển là một phần của lớp vỏ Trái Đất bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí trên Trái Đất.
Câu hỏi thảo luận 8 trang 212 KHTN lớp 8: Hãy kể tên một số khu sinh học mà em biết.
Trả lời:
Một số khu sinh học mà em biết: Khu sinh học rừng mưa nhiệt đới, khu sinh học rừng ôn đới, khu sinh học rừng lá kim phương bắc, khu sinh học đồng rêu hàn đới, khu sinh học nước mặn, khu sinh học nước ngọt, khu sinh học ven bờ, khu sinh học vùng khơi,…
Trả lời:
“Bảo vệ hệ sinh thái rừng chính là bảo vệ lá phổi xanh của Trái Đất” vì: Thực vật trong hệ sinh thái rừng hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 thông qua quá trình quang hợp, qua đó, đảm bảo nồng độ các loại khí này trong không khí thuận lợi cho sự hô hấp của con người và động vật. Ngoài ra, rừng còn giúp chắn bụi, điều hòa nhiệt độ, điều hòa khí hậu, điều tiết lượng nước,… đảm bảo cho sự sống của con người và các sinh vật khác trên Trái Đất.
0 Comments:
Đăng nhận xét