tR

https://tailieumoi.vn/bai-viet/83153/giai-sgk-khoa-hoc-tu-nhien-8-bai-3-chan-troi-sang-tao-phan-ung-hoa-hoc-va-nang-luong-trong-cac-phan-ung-hoa-hoc

Mở đầu trang 19 Bài 3 Khoa học tự nhiên 8: Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những biến đổi hoá học như trái cây xanh (vị chát) chuyển thành trái cây chín (vị ngọt), đốt gas để nấu chín thực phẩm, thức ăn để lâu bị ôi thiu, … Những biến đổi này đều xảy ra phản ứng hoá học. Phản ứng hoá học là gì? Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra?

Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những biến đổi hoá học như trái cây xanh (vị chát) chuyển thành trái cây chín

Trả lời:

- Khi một chất bị biến đổi hoá học sẽ có chất mới được tạo thành, quá trình này được gọi là phản ứng hoá học.

- Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra: xuất hiện chất khí, chất kết tủa; thay đổi màu sắc, mùi; phát sáng, giải phóng hoặc hấp thụ nhiệt năng, …

1. Phản ứng hoá học

Câu hỏi thảo luận 1 trang 19 Khoa học tự nhiên 8: Hỗn hợp sau khi đun nóng còn tính chất của iron nữa không? Vì sao?

Trả lời:

Hỗn hợp sau khi đun nóng không còn tính chất của iron do hỗn hợp này không bị nam châm hút.

Câu hỏi thảo luận 2 trang 19 Khoa học tự nhiên 8: Xác định chất tham gia và chất mới tạo thành của phản ứng hoá học xảy ra trong thí nghiệm

Trả lời:

- Chất tham gia: sắt, lưu huỳnh;

- Chất mới tạo thành: iron(II) sulfide (FeS).

Luyện tập trang 20 Khoa học tự nhiên 8: Để tổng hợp ammonia (nguyên liệu sản xuất phân đạm), người ta cho khí hydrogen phản ứng với khí nitrogen ở nhiệt độ thích hợp và áp suất cao. Xác định chất đầu và sản phẩm.

Trả lời:

- Chất đầu: hydrogen; nitrogen.

- Sản phẩm: ammonia.

2. Diễn biến của phản ứng hoá học

Câu hỏi thảo luận 3 trang 20 Khoa học tự nhiên 8: Quan sát Hình 3.2, hãy cho biết:

Quan sát Hình 3.2, hãy cho biết

a) trước và sau phản ứng những nguyên tử nào liên kết với nhau.

b) số nguyên tử H cũng như số nguyên tử N có thay đổi không.

Trả lời:

a) Trước phản ứng H liên kết với H; N liên kết với N. Sau phản ứng N liên kết với H.

b) Số nguyên tử H cũng như số nguyên tử N không thay đổi.

3. Một số dấu hiệu nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra

Câu hỏi thảo luận 4 trang 20 Khoa học tự nhiên 8: Hãy chỉ ra các dấu hiệu chứng tỏ đã có phản ứng hoá học xảy ra trong các hiện tượng ở các hình từ 3.3 đến 3.6.

Hãy chỉ ra các dấu hiệu chứng tỏ đã có phản ứng hoá học xảy ra trong các hiện tượng

Trả lời:

Dấu hiệu chứng tỏ đã có phản ứng hoá học xảy ra:

- Hình 3.3: có sự phát sáng và giải phóng nhiệt năng;

- Hình 3.4: đường chuyển từ màu trắng sang màu nâu rồi màu đen;

- Hình 3.5: xuất hiện bọt khí.

- Hình 3.6: có chất kết tủa tạo thành sau phản ứng.

Luyện tập trang 21 Khoa học tự nhiên 8Hãy chỉ ra dấu hiệu của phản ứng hoá học trong các trường hợp dưới đây:

a) Đinh sắt để lâu trong không khí sẽ xuất hiện lớp gỉ sét màu nâu bám bên ngoài đinh sắt.

b) Dùng củi để nhóm lửa để sưởi ấm.

Trả lời:

Dấu hiệu của phản ứng hoá học xảy ra:

a) Xuất hiện lớp gỉ sét màu nâu bám bên ngoài đinh sắt.

b) Có sự phát sáng và giải phóng nhiệt năng

4. Năng lượng trong phản ứng hoá học

Câu hỏi thảo luận 5 trang 21 Khoa học tự nhiên 8: Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau cơ bản giữa phản ứng toả nhiệt và phản ứng thu nhiệt.

Trả lời:

- Giống nhau: Đều có sự thay đổi năng lượng.

- Khác nhau:

+ Phản ứng toả nhiệt: giải phóng nhiệt năng ra môi trường.

+ Phản ứng thu nhiệt: nhận năng lượng từ môi trường xung quanh.

Câu hỏi thảo luận 6 trang 21 Khoa học tự nhiên 8: Quan sát Hình 3.7, hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi đốt cháy cồn, cho nước vào vôi sống.

Quan sát Hình 3.7, hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi đốt cháy cồn, cho nước vào vôi sống

Trả lời:

- Đốt cháy cồn: cồn cháy, toả nhiều nhiệt;

- Cho vôi sống vào nước: nước sôi, toả nhiều nhiệt.

Luyện tập trang 22 Khoa học tự nhiên 8Hãy cho biết phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt trong mỗi trường hợp sau:

a) Ngọn nến đang cháy.

b) Hoà tan viên vitamin C sủi vào nước.

Trả lời:

a) Ngọn nến đang cháy: phản ứng toả nhiệt;

b) Hoà tan viên vitamin C sủi vào nước: phản ứng thu nhiệt.

Câu hỏi thảo luận 7 trang 22 Khoa học tự nhiên 8: Vì sao người ta sử dụng xăng, dầu, than làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất?

Trả lời:

Do xăng, dầu, than dễ cháy và khi cháy toả nhiều nhiệt nên được sử dụng làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất

Vận dụng trang 22 Khoa học tự nhiên 8Các phương tiện giao thông cơ giới (xe máy, ô tô, …) khi chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu thường làm nóng máy trong quá trình vận hành. Nguồn nhiệt này chủ yếu tạo ra từ đâu?

Trả lời:

Nguồn nhiệt này chủ yếu được tạo ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu.

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top