tR

 https://tailieumoi.vn/bai-viet/90929/giai-sgk-khoa-hoc-tu-nhien-8-bai-23-chan-troi-sang-tao-mach-dien-don-gian

Mở đầu trang 106 Bài 23 KHTN lớp 8: Một mạch điện đơn giản muốn hoạt động được thì ít nhất cần phải có những bộ phận nào?

Trả lời:

Một mạch điện đơn giản muốn hoạt động được thì ít nhất cần phải có những bộ phận: nguồn điện, dây dẫn điện, công tắc và thiết bị tiêu thụ năng lượng điện.

1. Mạch điện đơn giản

Câu hỏi thảo luận 1 trang 106 KHTN lớp 8: Nêu công dụng của mỗi bộ phận trong Hình 23.1.

Nêu công dụng của mỗi bộ phận trong Hình 23.1

Trả lời:

- Hình 23.1 a) pin là nguồn điện cung cấp năng lượng điện cho mạch điện.

- Hình 23.1 b) bóng đèn là thiết bị tiêu thụ năng lượng điện.

- Hình 23.1 c) công tắc là thiết bị đóng/ ngắt mạch điện hay bật/ tắt các thiết bị tiêu thụ năng lượng điện.

- Hình 23.1 d) dây nối là dụng cụ nối các thiết bị trong mạch điện với nhau để tạo thành mạch điện kín cho dòng điện chạy trong mạch.

Câu hỏi thảo luận trang 106 KHTN lớp 8: Thực hành mắc một mạch điện đơn giản

Chuẩn bị: bảng điện, nguồn điện (hai pin loại 1,5 V gắn vào đế), bóng đèn pin (loại 3 V gắn vào đế), công tắc và các đoạn dây nối.

Thực hành mắc một mạch điện đơn giản

Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Lắp các bộ phận đã chuẩn bị thành một mạch điện tương tự như Hình 23.2a. Ban đầu công tắc mở.

Bước 2: Đóng công tắc (Hình 23.2b). Quan sát bóng đèn.

Thực hành mắc một mạch điện đơn giản

Trả lời:

Khi đóng công tắc ta thấy bóng đèn sáng.

Câu hỏi thảo luận 2 trang 106 KHTN lớp 8: Quan sát Hình 23.2, nêu hiện tượng xảy ra với bóng đèn và giải thích, nếu:

Quan sát Hình 23.2, nêu hiện tượng xảy ra với bóng đèn và giải thích

- Công tắc mở.

- Công tắc đóng và mạch điện kín.

- Công tắc đóng nhưng một trong các đầu dây nối với chốt cắm bị hở.

Trả lời:

- Công tắc mở, bóng đèn không sáng vì mạch điện hở không có dòng điện chạy qua bóng đèn.

- Công tắc đóng và mạch điện kín, bóng đèn sáng vì có dòng điện chạy qua bóng đèn.

- Công tắc đóng nhưng một trong các đầu dây nối với chốt cắm bị hở, bóng đèn không sáng vì mạch điện hở không có dòng điện chạy qua bóng đèn.

Luyện tập 1 trang 107 KHTN lớp 8: Quan sát hình dưới đây và cho biết:

a. Cấu tạo của đèn pin.

b. Cách lắp pin vào đèn.

c. Cách điều chỉnh công tắc để bật sáng đèn pin.

Quan sát hình dưới đây và cho biết Cấu tạo của đèn pin

Trả lời:

a. Cấu tạo của đèn pin gồm: nguồn điện (pin), dây nối, công tắc và bóng đèn.

b. Ta cần lắp pin vào đèn sao cho cực dương của pin khớp với dấu “+” và cực âm của pin khớp với dấu “-” trên kí hiệu ở ngăn chứa pin (giá đỡ pin).

c.

- Để bật sáng đèn pin ta ấn vào chữ ON hoặc kí hiệu “I” trên công tắc.

- Để tắt đèn pin ta ấn vào chữ OFF hoặc kí hiệu “O” trên công tắc.

Vận dụng 1 trang 107 KHTN lớp 8: Để lắp một mạch điện đúng theo yêu cầu thực tế, người ta phải lưu ý những gì để mạch điện hoạt động được?

Trả lời:

Để mạch điện hoạt động được ta cần lưu ý:

- Mạch điện gồm các thiết bị cơ bản như nguồn điện, dây nối, công tắc và thiết bị tiêu thụ điện năng.

- Mạch điện kín, công tắc để chế độ bật (cho dòng điện chạy trong mạch).

- Nguồn điện có khả năng cung cấp điện.

- Thiết bị tiêu thụ điện hoạt động tốt.

- Dây nối tốt, không hở hay đứt đoạn.

- Lắp đúng các cực của nguồn điện với các thiết bị điện.

2. Sơ đồ mạch điện

Câu hỏi thảo luận 3 trang 108 KHTN lớp 8: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện, một công tắc và một điện trở trong hai trường hợp:

a. Công tắc mở;

b. Công tắc đóng.

Trả lời:

a. Công tắc mở

Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện, một công tắc và một điện trở

b. Công tắc đóng.

Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện, một công tắc và một điện trở

Luyện tập 2 trang 108 KHTN lớp 8: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện, một công tắc, một đèn điôt phát quang và kí hiệu chiều dòng điện chạy trong mạch khi công tắc đóng.

Trả lời:

Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện, một công tắc, một đèn điôt phát quang

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top