https://tailieumoi.vn/bai-viet/90913/giai-sgk-khoa-hoc-tu-nhien-8-bai-16-chan-troi-sang-tao-ap-suat
Video bài giải KHTN lớp 8 Bài 16: Áp suất - Chân trời sáng tạo
Trả lời:
Khi một người đứng trên tấm nệm (Hình a) thì bề mặt của nệm bị lún nhiều hơn so với khi nằm vì tác dụng của áp lực của người lên diện tích mặt nệm bị ép ở trường hợp đứng lớn hơn tác dụng của áp lực của người lên diện tích mặt nệm bị ép ở trường hợp nằm.
1. Khái niệm áp lực, áp suất
Trả lời:
Trong Hình 16.1, các lực tác dụng trong hình đều có phương vuông góc với bề mặt bị ép.
Câu hỏi thảo luận 2 trang 81 KHTN lớp 8: Nêu một số ví dụ về áp lực gây ra bởi:
a. Trọng lực.
b. Một loại lực khác.
Trả lời:
a. Chiếc tủ quần áo trên sàn nhà => Trọng lực là áp lực.
b. Búa đóng đinh xuyên vào tường => Lực của búa tác dụng vào đinh là áp lực.
Chuẩn bị: một khay nhựa đựng lớp cát (hoặc bột) có bề dày khoảng 10 cm, hai khối kim loại hình hộp chữ nhật giống nhau, lực kế và thước đo.
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Dùng lực kế đo trọng lượng P của khối kim loại. Trọng lượng P của khối kim loại cũng chính là áp lực F lên mặt cát.
Bước 2: Đo độ dài các cạnh của khối kim loại, tính diện tích S của các mặt.
Bước 3: Lần lượt đặt khối kim loại lên mặt cát với các diện tích bề mặt khác nhau (Hình 16.2a, b). Đo độ lún h của cát.
Bước 4: Đặt thêm một khối kim loại lên khối kim loại trước đó và lặp lại thí nghiệm như ở Bước 3 (Hình 16.2c).
Bước 5: Thay các dấu “=”, “>” hoặc “<” vào chỗ “…” của Bảng 16.1.
Trả lời:
Sau khi tiến hành thí nghiệm theo các bước ta thu được Bảng 16.1 như sau:
b. Muốn tăng (hoặc giảm) độ lún của cát, ta cần thay đổi các yếu tố nào?
Trả lời:
a. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ lún của cát là độ lớn của áp lực, diện tích mặt bị ép.
b. Muốn tăng (hoặc giảm) độ lún của cát, ta cần thay đổi độ lớn của áp lực hoặc diện tích bề mặt bị ép.
- Muốn tăng độ lún của cát, ta cần:
+ tăng độ lớn của áp lực.
+ giảm diện tích mặt bị ép.
+ tăng độ lớn của áp lực đồng thời giảm diện tích mặt bị ép.
- Muốn giảm độ lún của cát, ta cần:
+ giảm độ lớn của áp lực.
+ tăng diện tích mặt bị ép.
+ giảm độ lớn của áp lực đồng thời tăng diện tích mặt bị ép.
Trả lời:
Xe có diện tích mặt lốp lớn hơn sẽ dễ dàng đi qua sa mạc hơn vì cùng một áp lực, diện tích bị ép lớn hơn sẽ có áp suất nhỏ hơn.
2. Đơn vị áp suất
Trả lời:
Ta có 1 mm Hg = 133,3 N/m2
Nên: 120 mmHg = 15 996 N/m2
80 mmHg = 10 664 N/m2
3. Công dụng của việc tăng, giảm áp suất
Trả lời:
- Việc tăng, giảm áp suất trong các tình huống ở Hình 16.3 giúp các công việc được diễn ra suôn sẻ hơn hoặc mục đích sử dụng các dụng cụ được tốt hơn.
- Để kim đâm dễ hơn ta cần tăng áp suất trong hình 16.3 a bằng cách chế tạo mũi kim nhọn hơn, đâm mạnh hơn.
- Để dao cắt rau củ tốt hơn ta cần tăng áp suất trong hình 16.4 b bằng cách mài dao nhọn sắc hơn, tăng áp lực của dao xuống bề mặt rau củ.
- Để các cầu thủ đá bóng di chuyển dễ dàng trên sân cỏ, có độ bám tốt, không bị trượt ngã ta cần tăng áp suất trong hình 16.4 c bằng cách giảm diện tích mặt bị ép có các đinh núm.
- Để xe ủi đất dễ dàng di chuyển trên các mặt đất mềm ta cần giảm áp suất trong hình 16.4 d bằng cách dùng bánh xích để tạo diện tích bề mặt bị ép lớn.
- Để đeo cặp không bị mỏi vai ta cần giảm áp suất của cặp lên vai trong hình 16.4e bằng cách tạo dây cặp đai to bản (tăng diện tích mặt bị ép) và giảm khối lượng đồ trong cặp đeo.
- Để trượt ván được dễ dàng ta cần làm giảm áp suất lên bề mặt trượt trong hình 16.4g bằng cách tăng diện tích bề mặt ván trượt.
Vận dụng 1 trang 83 KHTN lớp 8: Giải thích tình huống đã nêu ở phần Mở đầu bài học.
Trả lời:
Một người đứng trên tấm nệm thì bề mặt của nệm bị lún nhiều hơn so với khi nằm là do áp suất sinh ra ở trường hợp người đứng lớn hơn áp suất sinh ra ở trường hợp người nằm.
Trả lời:
Voi, lạc đà, gấu Bắc cực có bàn chân rộng giúp chúng di chuyển dễ dàng trên nền đất hơn vì cùng trọng lượng nhưng diện tích bề mặt bị ép lớn sẽ làm giảm áp suất của cơ thể lên bề mặt bị ép.
0 Comments:
Đăng nhận xét