1. Too, either, so, neither/nor
- Sau một mệnh đề, có thể thêm 'too' hoặc 'either' vào.
Dạng khẳng định: Chủ ngữ + trợ động từ + 'too'.
Dạng phủ định: Chủ ngữ + trợ động từ + 'n't' + 'either'.
You're cheating. ~ You are, too. (Bạn đang gian lận đúng không? ~ Bạn cũng vậy mà.)
Barbara can't drive, and her husband can't either. (Barbara không biết lái xe, chồng cô ấy cũng vậy.)
Ở các thì đơn chúng ta dùng trợ động từ 'do'.
I like chocolate. ~ I do, too. (Mình thích sô-cô-la. ~ Mình cũng vậy.)
That torch doesn't work. ~ This one doesn't either. (Cái đuốc đó không cháy. ~ Cái này cũng vậy.)
Chúng ta cũng có thể dùng 'be' như một động từ thường.
I'm tired. ~ I am, too. (Mình mệt. ~ Mình cũng vậy.)
- Chúng ta có thể thêm vào câu khẳng định như sau.
I like chocolate. ~ So do I. (Mình thích sô-cô-la. ~ Mình cũng vậy.)
You're beautiful. ~ So are you. (Bạn thật đẹp. ~ Bạn cũng vậy.)
Ở đây 'so' cũng có nghĩa tương tự 'too'.
Chúng ta luôn dùng đảo ngữ với dạng này.
Không dùng: I like chocolate. ~ So I do.
- Chúng ta có thể thêm 'neither/nor' vào câu phủ định như sau.
Barbara can't drive, and neither/nor can her husband. (Barbara không biết lái xe, chồng cô ấy cũng vậy.)
We haven't got a dishwasher. ~ Neither/Nor have we. (Chúng tôi không có máy rửa bát. ~ Chúng tôi cũng vậy.)
The ham didn't taste very nice. ~ Neither/Nor did the eggs. (Giăm bông không ngon. Trứng cũng vậy.)
'Neither/nor' cũng có nghĩa tương tự như 'not... either'
Lưu ý:
'neither' và 'nor' không khác nhau về nghĩa, nhưng 'nor' trang trọng hơn một chút. Âm đầu trong từ 'either/neither' là /i:/ trong tiếng Anh Mỹ, và là âm /ai/ trong tiếng Anh Anh.
- Trong các ví dụ sau đây, câu phủ định được thêm vào sau câu khẳng định và ngược lại.
I'm hungry now. ~ Well, I'm not. (Giờ mình đói lắm. ~ Chà, mình thì không.)
We haven't got a dishwasher. ~ We have. (Chúng tôi không có máy rửa bát. ~ Chúng tôi có.)
2. Do so, do it, do that
'Do so' và 'do it' liên quan đến hành động rõ ràng từ trong ngữ cảnh. 'Do so' mang ý nghĩa hơi trang trọng một chút.
Anna had often thought of murdering her husband, but she hesitated to actually do so/do it.
(Anna thường nghĩ về việc giết chồng, nhưng cô ấy do dự khi thực sự làm vậy.)
I wanted to jump, but I just couldn't do it.
(Tôi muốn nhảy nhưng tôi không thể làm được.)
Ở đây trọng âm được nhấn vào 'do' chứ không phải là 'so/it'. Chúng ta quan tâm đến việc liệu ai đó có làm việc gì hay không.
Trong khi đó 'do that' liên quan đến hành động nào đó và trọng âm thường được nhấn vào 'that'.
I might murder my husband. ~ Oh, I wouldn't do that if I were you.
(Mình có thể giết chồng mình đấy. ~ Ồ, mình sẽ không làm như thế nếu mình là cậu.)
Ở đây chúng ta quan tâm hoặc thể hiện sự ngạc nhiên về loại hành động là gì.
3. Dùng 'so' và 'not' thay thế cho một mệnh đề (So and not replacing a clause)
- 'So' có thể thay thế cho cả một mệnh đề
Will you be going out? ~ Yes, I expect so. (Bạn sẽ đi chơi chứ? ~ Ừ, mình mong là vậy.)
I'm not sure if the shop stays open late, but I think so. (Tôi không chắc liệu cửa hàng có mở cửa muộn không nhưng tôi nghĩ vậy.)
Can the machine be repaired?'~ I hope so. (Chiếc máy có thể sửa được không? ~ Mình hi vọng là vậy.)
Has the committee reached a decision?~ Well, it seems so. (Ủy ban đã đưa ra quyết định chưa? ~ Chà, có lẽ là vậy.)
Ở đây 'I expect so' có nghĩa là 'I expect I'll be going out.' Chúng ta không thể bỏ 'so' hay dùng 'it'
Không dùng: Yes, I expect.
Hoặc: Yes, I expect it.
- Chúng ta có thể dùng các động từ và các cách diễn đạt với 'so': be afraid (e rằng), it appears/appeared (có vẻ là), assume (cho rằng, giả sử), be (ở, thì, là), believe (tin tưởng), do (làm), expect (mong đợi), guess (đoán), hope (hi vọng), imagine (tưởng tượng), presume (đoán, cho là), say (nói), it seems/seemed (có vẻ là), suppose (cho là, tin là), suspect (nghi ngờ), tell (someone) (nói cho ai đó), think (nghĩ).
Chúng ta không dùng 'know - biết' hoặc 'be sure - chắc chắn' với 'so'
The shop stays open late. (Cửa hàng mở cửa muộn.)
~ Yes, I know. (Ừ, mình biết rồi.) Không dùng: Yes, I know so.
~ Are you sure? (Bạn chắc chứ?) Không dùng: Are you sure so?
- Có hai cách để hình thành dạng phủ định:
Động từ phủ định + 'so': Will you be going out? ~ I don't expect so. (Bạn sẽ đi chơi chứ? ~ Tôi không mong thế đâu.)
Động từ khẳng định + 'not': Is this watch broken?~ I hope not. (Cái đồng hồ này bị hỏng à? ~ Tôi hi vọng là không phải.)
Một vài động từ có thể tạo thành dạng phủ định theo cả hai cách, ví dụ như: 'I don't suppose so' hoặc 'I suppose not' (Tôi không cho là vậy). Ngoài ra còn có các động từ khác như: appear (có vẻ), believe (tin tưởng), say (nói), seem (có vẻ, có lẽ), suppose (cho là).
'Expect', 'imagine', 'think' thường tạo thành dạng phủ định khi dùng với 'so'. 'I don't think so' thường được dùng nhiều hơn 'I think not'.
'Assume', 'be afraid', 'guess', 'hope', 'presume', 'suspect' tạo thành dạng phủ định khi đi với 'not'.
Is this picture worth a lot of money? ~ I'm afraid not.
(Bức tranh này đáng giá rất nhiều tiền phải không? ~ Tôi e là không.)
There's no use waiting any longer. ~ I guess not.
(Chờ đợi không còn tác dụng gì nữa. ~ Tôi đoán là không.)
Lưu ý:
Hãy so sánh sự khác nhau với 'say'
Is the illness serious? (Ốm nặng lắm không?)
~ I don't know. The doctor didn't say so. (Mình không biết. Bác sĩ không nói vậy.)
~ No, it isn't. The doctor said not. (Không. Bác sĩ bảo không phải.)
- Với một vài động từ, 'so' có thể đứng ở đầu câu.
Mark and Susan are good friends. ~ So it seems./So it appears.
(Mark và Susan là bạn tốt của nhau. ~ Có vẻ là vậy.)
They're giving away free tickets. Or so they say, anyway.
(Họ đang phát vé miễn phí. Hoặc họ nói như vậy thôi.)
- 'So' và 'not' có thể dùng để thay thế cho mệnh đề sau 'if'.
Do you want your money to work for you? If so, you'll be interested in our Super Savers account.
(Bạn có muốn tiền của bạn có tác dụng không? Nếu vậy, bạn sẽ có hứng thú với tài khoản Super Savers của chúng tôi.)
Have you got transport? If not, I can give you a lift.
(Bạn có phương tiện không? Nếu không, mình có thể cho bạn đi nhờ.)
Chúng ta có thể dùng 'not' sau các trạng từ: certainly (chắc chắn), of course (tất nhiên), probably, perhaps, maybe, possibly (có lẽ, có thể).
Did you open my letter? ~ Certainly not. (Bạn đã mở thư của mình phải không? ~ Chắc chắn là không rồi.)
4. 'So' trong các câu trả lời ngắn (So in short answers)
Câu trả lời ngắn dùng với 'so' diễn tả sự đồng thuận. Ta có dạng thức như sau: so + đại từ + trợ động từ.
You've made a mistake here. ~ Oh, so I have. Thank you.
(Bạn mắc lỗi ở đây rồi. ~ Ồ, đúng rồi nhỉ. Cảm ơn bạn.)
Dạng thức này có ý nghĩa khác so với câu trả lời ngắn yes/no.
This glass is cracked. (Cái cốc này bị nứt.)
~ So it is. I hadn't noticed. (Đúng vậy nhỉ. Mình không để ý đấy.)
~ Yes, it is. I meant to throw it away. (Đúng vậy. Mình định bỏ nó đi rồi đấy.)
'So it is' ở đây có nghĩa là người nói lần đầu tiên phát hiện ra vết nứt.
5. So, that way, the same
- 'So' có thể thay thế tính từ sau 'become - trở nên' và 'remain - vẫn (như cũ)'
The situation is not yet serious, but it may become so. (= become serious)
(Tình huống chưa nghiêm trọng, nhưng nó có lẽ sẽ trở nên như vậy.)
'So' khá trang trọng trong trường hợp này. Trong văn phong thân mật, chúng ta dùng 'get/stay that way'.
The situation isn't serious yet, but it might get that way.
Chúng ta có thể dùng 'so' với 'more' hoặc 'less'.
It's generally pretty busy here - more so in summer, of course.
(Nói chung ở đây khá đông đúc - tất nhiên là còn đông hơn vào mùa hè.)
- 'The same' có thể được dùng để thay thế cho một cụm từ hoặc mệnh đề đã được đề cập đến.
Happy New Year! ~ Thank you. (The) same to you.
(Chúc mừng năm mới! ~ Cảm ơn bạn nhé. Bạn cũng vậy nhé.)
Monday was beautiful, and Tuesday was the same.
(Thứ Hai rất đẹp, và thứ Ba cũng vậy.)
The others think we should give up the idea, and I think the same.
(Người khác nghĩ chúng ta nên từ bỏ ý tưởng đó, và mình cũng nghĩ vậy.)
'Do the same' dùng để ngầm chỉ hành động đã được nhắc đến trước đó.
When the mayor lifted his glass to drink, everyone else did the same. (= everyone else lifted their glasses, too)
(Khi ông thị trưởng nâng ly uống, những người khác cũng làm như vậy.)
Lưu ý:
Chúng ta có thể dùng 'the same way' sau 'feel'
The others think we should give up the idea, and I feel the same (way).
(Người khác nghĩ chúng ta nên từ bỏ ý tưởng đó, và mình cảm thấy thế.)
6. Tổng quan cách dùng của 'so' (Overview: uses of so)
Cách dùng Ví dụ
Diễn tả sự bổ sung I'm hungry. ~ So am I.
(Mình đói. ~ Mình cũng vậy.)
Dùng sau 'do' If you wish to look round, you may do so.
(Nếu bạn muốn tham quan, bạn có thể làm vậy.)
Thay thế mệnh đề Have we got time? ~ I think so.
(Bạn có thời gian không? ~ Tôi nghĩ là vậy.)
Diễn tả sự đồng thuận The coach has arrived. ~ So it has.
(Xe khách đến rồi đấy. ~ Đúng rồi nhỉ.)
Thay thế tính từ Things have been difficult. but they should become less so.
(Mọi thứ trở nên khó khăn, nhưng chúng nên ít khó khăn hơn như vậy.)
Diễn tả mức độ The view was so nice. (Cảnh thật đẹp.)
He does talk so. (Anh ấy nói rất nhiều.)
Diễn tả lý do I was tired, so I went to bed. (Tôi mệt nên tôi đi ngủ.)
Diễn tả mục đích I got up early so (that) I wouldn't be late.
(Tôi dậy sớm để không bị muộn.)
https://hoc.tienganh123.com/tieng-anh-co-ban/cac-cau-co-so-neither-patterns-with-so-neither-etc.html
0 Comments:
Đăng nhận xét