tR

Trắc nghiệm
Bài 20 Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • Mỗi thanh nam châm thẳng có hai cực.
  • Ở thanh nam châm thẳng, lực từ mạnh nhất ở giữa thanh.
  • Mỗi thanh nam châm chữ U chỉ có một cực.
  • Ở thanh nam châm chữ U, lực từ mạnh nhất ở giữa chữ U (phần cong nhất).

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • Cực Bắc địa từ trùng với cực Nam địa lí.
  • Cực Bắc địa từ trùng với cực Bắc địa lí.
  • Cực Nam địa từ trùng với cực Nam địa lí.
  • Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

Câu 3: Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau: Cực Bắc của nam châm là: 
Trắc nghiệm KHTN 7 chân trời bài 20 Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn

  • Ở 2 
  • Ở 1 
  • Nam châm thử định hướng sai 
  • Không xác định được

Câu 4: La bàn gồm các bộ phận là

  • kính bảo vệ, mặt số.
  • kính bảo vệ, kim nam châm, mặt số.
  • kim nam châm, kính bảo vệ.
  • nút bấm, mặt số, kính bảo vệ.

Câu 5: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc - Nam. Kết luận nào sau đây là đúng? 

  • Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất
  • Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường trùng với từ trường Trái Đất 
  • Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm không tồn tại từ trường 
  • Không xác định được miền xung quanh nam châm nơi đặt kim nam châm có tồn tại từ trường hay không

Câu 6: La bàn là một dụng cụ dùng để xác định

  • khối lượng của một vật.
  • phương hướng trên mặt đất.
  • trọng lượng của vật.
  • nhiệt độ của môi trường sống.

Câu 7: Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ của từ trường Trái Đất có chiều

  • đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
  • đi từ Bắc bán cầu đến Nam bán cầu.
  • đi từ Đông bán cầu đến Tây bán cầu.
  • đi từ Tây bán cầu đến Đông bán cầu.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • Xung quanh nam châm có từ trường của nam châm đó.
  • Ở hình ảnh từ phổ của nam châm, nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu hơn.
  • Trong từ trường của nam châm, nơi nào từ trường mạnh thì lực từ mạnh, nơi nào từ trường yếu hơn thì lực từ yếu hơn.
  • Trong từ trường của nam châm, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường mạnh hơn thì đường sức từ thưa hơn.

Câu 9: Trên hình vẽ, đường sức nào vẽ sai?
Trắc nghiệm KHTN 7 chân trời bài 20 Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn

  • Đường 1
  • Đường 2
  • Đường 3
  • Đường 4

Câu 10: Bộ phận chính của la bàn là

  • đế la bàn.
  • mặt chia độ.
  • kim nam châm.
  • hộp đựng la bàn.

Câu 11: Từ trường Trái Đất mạnh ở

  • hai cực của Trái Đất.
  • đường xích đạo của Trái Đất.
  • cực Bắc của Trái Đất.
  • cực Nam của Trái Đất.

Câu 12: Chiều của đường sức từ của một thanh nam châm cho ta biết

  • Chiều chuyển động của thanh nam châm.
  • Chiều của từ trường Trái Đất.
  • Chiều quay của thanh nam châm khi treo vào sợi dây.
  • Tên các từ cực của nam châm.

Câu 13: Vì sao có thể nói Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ?

  • Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
  • Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt thép mạnh hơn các vật làm bằng vật liệu khác.
  • Vì không gian bên trong và xung quanh Trái Đất tồn tại từ trường.
  • Vì trên bề mặt Trái Đất có nhiều mỏ đá nam châm.

Câu 14: Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau. Tên các cực từ của nam châm là:
Trắc nghiệm KHTN 7 chân trời bài 20 Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn

  • A là cực Bắc, B là cực Nam
  • A là cực Nam, B là cực Bắc
  • A và B là cực Bắc
  • A và B là cực Nam

Câu 15: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?

  • Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
  • Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó.
  • Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó.
  • Vì mỗi cực của thanh nam châm tự do luôn hướng về mỗi cực của Trái Đất.

Câu 16: Các vật liệu từ khi đặt trong từ trường sẽ

  • chịu tác dụng của lực từ.
  • chịu tác dụng của lực đàn hồi.
  • có dòng điện chạy qua.
  • phát sáng.

Câu 17: La bàn là dụng cụ dùng để

  • xác định phương hướng.
  • xác định nhiệt độ.
  • xác định vận tốc.
  • xác định lực.

Câu 18: Hình dưới đây cho biết một số đường sức từ của nam châm thẳng. Hãy xác định tên hai cực của nam châm dưới đây?
Trắc nghiệm KHTN 7 chân trời bài 20 Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn

  • A là cực Bắc, B là cực Nam.
  • A là cực Nam, B là cực Bắc.
  • A và B đều là cực Bắc.
  • A và B đều là cực Nam.

Câu 19: Hãy nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau và cho biết các cực của nam châm, tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều?
Trắc nghiệm KHTN 7 chân trời bài 20 Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn

  •  Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực
  •  Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực
  •  Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm
  •  Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm

Câu 20: Từ trường Trái Đất mạnh nhất ở

  • vùng xích đạo.
  • vùng địa cực.
  • vùng đại dương.
  • vùng có nhiều quặng sắt.
Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn


0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top