Câu 1: Hãy phát biểu phần còn thiếu của kết luận trong định lí sau: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong ...
- song song;
- cắt nhau;
- bằng nhau;
- vuông góc;
Câu 2: Điền vào chỗ chấm phần kết luận để hoàn thành định lí sau:
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong …
- Bằng nhau;
- Kề nhau;
- Phụ nhau;
- Kề bù nhau.
Câu 3: ChọnCâu sai. Điền vào chỗ trống bằng những nội dung thích hợp để được các định lí: “Nếu tia Ot là tia phân giác của góc xOy thì …”
- Ot nằm giữa hai tia Ox và Oy;
- $\widehat{xOt}=\widehat{tOy}$
- $\widehat{xOt}=\widehat{tOy}=\frac{\widehat{xOy}}{2}$
- $\widehat{xOt}=\widehat{tOy}=\widehat{xOy}$
Câu 4: Phát biểu bằng lời định lí sau:
GT | a // b; c ⊥ a. |
KL | c ⊥ b . |
- Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó vuông góc với đường thẳng kia
- B.Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó song song với đường thẳng kia
- Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó tạo với đường thẳng một góc 60$^{\circ}$
- không có đáp án đúng
Câu 5: Chọn câu đúng.
- Giả thiết của định lý là điều cho biết;
- Kết luận của định lý là điều được suy ra;
- Giả thiết của định lý là điều được suy ra;
- Cả A, B đều đúng.
Câu 6: Điền vào chỗ chấm phần giả thiết để hoàn thành định lí sau:
Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng … với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
- Song song;
- Vuông góc;
- Cắt nhau;
- A, B, C đều đúng.
Câu 7: Trong các câu sau, câu nào cho một định lí
- Đường thẳng nào vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì vuông góc với đường thẳng kia
- Đường thẳng nào vuông góc với một trong hai đường thẳng cắt nhau thì song song với đường thẳng kia
- Nếu hai đường thẳng AB và AC cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì hai đường thẳng đó song song
- Nếu hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì hai đường thẳng đó song song
Câu 8: Trong các câu sau, câu nào không cho một định lí
- Đường thẳng nào vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì vuông góc với đường thẳng kia
- Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì tạo ra các cặp góc so le trong, cặp góc đồng vị bằng nhau
- Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau
- Hai góc kề nhau có tổng số đo là 180$^{\circ}$
Câu 9: Phát biểu bằng lời định lí sau:
GT | $\widehat{A}+\widehat{B}=90^{\circ};\widehat{A}+\widehat{C}=90^{\circ}$ |
KL | $\widehat{B}=\widehat{C}$ |
- Hai góc cùng phụ một góc thứ ba thì bằng nhau;
- Hai góc cùng bù một góc thứ ba thì bằng nhau;
- Hai góc cùng phụ một góc thứ ba thì bù nhau;
- Hai góc cùng phụ một góc thứ ba thì kề nhau.
Câu 10: Hãy chỉ ra giải thiết của định lí sau: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song.
- Một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau;
- Hai đường thẳng đó song song;
- Đáp án A và B đúng;
- Đáp án A và B sai.
Câu 11: Trong định lí “Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”. Giả thiết của định lí là:
- a cắt b tại O;
- góc O1 và góc O2 là hai góc đối đỉnh;
- góc O1 và góc O2 là hai góc bằng nhau;
- góc O1 và góc O2 là hai góc nhọn.
Câu 12: Trong các câu sau,Câu nào cho một định lí:
- Góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù là một góc vuông;
- Góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù là một góc nhọn;
- Góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù là một góc bẹt;
- Góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù là một góc tù.
Câu 13: Chọn câu sai:
- Định lí thường được phát biểu ở dạng: "Vì ... nên ..."
- Giả thiết được viết tắt là GT, kết luận được viết tắt là KL
- Để chỉ ra một khẳng định không đúng, ta có thể chỉ ra một phản ví dụ
- Để chỉ ra một khẳng định đúng, ta đi chứng minh
Câu 14: Cho định lí: "Nếu hai đường thẳng song song cắt đường thẳng thứ ba thì hai góc đồng vị bằng nhau. Giả thiết của định lí là:
- $a//b; a\perp c$
- $a//b,c\cap a={A};c\cap b={B}$
- a//b; a//c
- a//b, c bất kì
Câu 15: Khi chứng minh một định lí, người ta cần:
- Chứng minh định lí đó đúng trong một trường hợp cụ thể của giả thiết;
- Chứng minh định lí đó đúng trong hai trường hợp cụ thể của giả thiết;
- Chứng minh định lí đó đúng trong mọi trường có thể xảy ra của giả thiết;
- Chứng minh định lí đó đúng trong vài trường hợp cụ thể của giả thiết.
Câu 16: Phát biểu bằng lời định lí sau:
GT | a ⊥ c; b ⊥ c. |
KL | a // b . |
- Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng phân biệt thì chúng song song với nhau;
- B.Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng vuông góc với nhau;
- Nếu hai đường thằng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau;
- Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng cắt nhau.
Câu 17: Điền vào chỗ trống bằng những nội dung thích hợp để được các định lí: “Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì …”
- M nằm giữa A và B;
- MA = MB;
- MA = MB = AB;
- MA + MB = AB.
Câu 18: Chọn khẳng định đúng trong những khẳng định sau đây.
- Chứng minh định lí là dùng lập luận để từ giả thiết suy ra kết luận;
- Định lí là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng;
- A, B đều đúng;
- A, B đều sai.
Câu 19: Trong định lí “Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng còn lại”.
Giả thiết: a // b, a ⊥ c. Kết luận của định lí trên là:
- a // b, a ⊥c;
- a // b;
- b ⊥c;
- a // b, a ⊥c, b ⊥ c.
Câu 20: Cho định lí có giả thiết: góc xOy và x’Oy’ là hai góc đối đỉnh (như hình vẽ). Kết luận của định lí là:
- $\widehat{xOy}=\widehat{x'Oy'}$
- B. $\widehat{xOy}=\widehat{x'Oy}$
- $\widehat{xOy}=\widehat{xOy'}$
- A, B đều đúng.
0 Comments:
Đăng nhận xét