tR

Câu 1: Gieo đồng thời hai con xúc xắc. Tìm xác suất của các biến cố sau: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1”?

  • 1;
  • 0;
  • 2;
  • Các đáp án trên đều sai.

Câu 2: Bạn An tung một đồng xu cân đối và đồng chất. Tìm xác suất của biến cố sau: “Tung được mặt ngửa”.

  • 0;
  • 1;
  •  $\frac{1}{2}$
  • Các đáp án trên đều sai.

Câu 3: Trong một ống cắm bút có 1 bút vàng, 1 bút đỏ và 1 bút đen có kích thước và khối lượng như nhau. Lần lượt lấy ra 1 bút từ ống. Gọi A là biến cố: ''Lấy được bút đỏ ở lần thứ nhất''. TìmP(A).

  • P(A) = 1;
  • P(A) = 0;
  • P(A) = $\frac{1}{3}$
  • P(A) = $\frac{1}{2}$

Câu 4: Gieo một con xúc xắc 6 mặt cân đối. Gọi M là biến cố: “Gieo được mặt có số chấm là ước của 4”. Xác suất của biến cố M là:

  • $\frac{1}{3}$
  • $\frac{1}{2}$
  • $\frac{1}{5}$
  • $\frac{1}{6}$

Câu 5: Một hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, ..., 51, 52; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Xét biến cố “Số xuất hiện trên thẻ là số 10”. Xác suất của biến cố trên là:

  • 1;
  • 0;
  • $\frac{1}{10}$
  • $\frac{1}{52}$

Câu 6: An và Bình mỗi người gieo một con xúc xắc. Tìm xác suất của các biến cố sau: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 1”.

  • 1;
  • 0;
  • $\frac{1}{6}$
  • $\frac{1}{2}$

Câu 7: Tổ I của lớp 7D có 5 học sinh nữ và 5 học sinh nam. Chọn ra ngẫu nhiên một học sinh trong Tổ I của lớp 7D. Xét biến cố “Học sinh được chọn ra là học sinh nữ”. Xác suất của biến cố trên bằng bao nhiêu?

  • 0;
  • 1;
  •  $\frac{1}{2}$
  • 0,8.

Câu 8: Gieo một đồng xu cân đối và đồng chất. Xác suất của biến cố K: “Mặt xuất hiện là mặt sấp” là:

  • 0;
  • $\frac{1}{2}$
  • $\frac{1}{4}$
  • 1

Câu 9: Một chiếc hộp chứa 5 quả cầu màu đỏ và 9 quả cầu màu vàng. Các quả cầu có kích thước và trọng lượng như nhau. Lấy ngẫu nhiên hai quả cầu từ trong hộp. Xác suất của biến cố A: “Lấy được hai quả cầu màu trắng” là:

  • 1
  • $\frac{1}{14}$
  • $\frac{1}{9}$
  • 0

Câu 10: Biến cố có khả năng xảy ra cao hơn sẽ có xác suất:

  • lớn hơn;
  • nhỏ hơn;
  • bằng 0;
  • Các đáp án trên đều sai.

Câu 11: Biến cố không thể có xác suất bằng bao nhiêu?

  • Bằng 1;
  • Bằng 0;
  • Bằng một số bất kì;
  • Các đáp án trên đều sai.

Câu 12: Bình, An và Nam mỗi người gieo một con xúc xắc. Tính xác suất của biến cố: “Tích số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc lớn hơn 220”.

  • 0;
  • 1;
  •  $\frac{1}{2}$
  • Các đáp án trên đều sai.

Câu 13: Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2; 3; 5; 6; 7; 8; 10}. Tìm xác suất của biến cố sau: “Số được chọn chia hết cho 5”.

  • 1;
  • 0;
  •  $\frac{2}{7}$
  • 0,5.

Câu 14: Một chiếc bình thủy tinh đựng 1 ngôi sao giấy màu tím, 1 ngôi sao giấy màu xanh, 1 ngôi sao giấy màu vàng, 1 ngôi sao giấy màu đỏ. Các ngôi sao có kích thước và khối lượng như nhau. Lấy ngẫu nhiên 1 ngôi sao từ trong bình. Cho biến cố Y: “Lấy được 1 ngôi sao màu tím hoặc màu đỏ”. Xác suất của biến cố Y là:

  • $\frac{1}{4}$
  • $\frac{1}{2}$
  • $\frac{1}{5}$
  • 1

Câu 15: Minh lấy ngẫu nhiên một viên bi trong một túi đựng 5 viên bi trắng và 5 viên bi đen có cùng kích thước. Tìm xác suất của biến cố sau: “Minh lấy được viên bi màu đỏ”.

  • 0;
  • 1;
  • 0,5;
  • 0,8.

Câu 16: Một túi đựng 6 tấm thẻ được ghi các số 6; 8; 10; 12; 14; 16. Xét biến cố “Rút được tấm thẻ chia hết cho 2”. Xác suất của biến cố trên bằng bao nhiêu?

  • 0;
  • 1;
  • 0,5;
  • Các đáp án trên đều đúng.

Câu 17: Một tổ học sinh của lớp 7A có 4 bạn nam và 4 bạn nữ. Giáo viên gọi ngẫu nhiên một bạn lên bảng để kiểm tra bài tập. Tìm xác suất biến cố sau: “Bạn được gọi lên là bạn nam”?

  • 0;
  • 1;
  • $\frac{1}{2}$
  • $\frac{1}{3}$

Câu 18: Một túi đựng 8 quả cầu được ghi các số 3; 5; 7; 12; 18; 20; 22; 24. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong túi. Tính xác suất để: “Lấy được quả cầu ghi số chia hết cho 3”.

  • 1;
  • 0;
  •  $\frac{1}{2}$;
  • Các đáp án trên đều sai.

Câu 19: Một hộp có 20 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 20. Các tấm thẻ có kích thước như nhau. Lấy ngẫu nhiên một tấm thẻ từ hộp. Gọi X là biến cố: “Rút được tấm thẻ ghi số không lớn hơn 20”. Xác suất của biến cố X là:

  • 0
  • $\frac{1}{20}$
  • 1
  • $\frac{1}{5}$

Câu 20: Gieo một con xúc xắc được chế tạo cân đối. Tính xác suất của biến cố sau: A: “Số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc là 6”

  • 1;
  • 0;
  • $\frac{1}{4}$
  • $\frac{1}{6}$
Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn


0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top