tR

 


BÀI 7. CÁC THÀNH TỰU VĂN HÓA CHỦ YẾU CỦA TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

1. Nho giáo

- Từ thời Hán, trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.

- Dùng đạo đức để cai trị và duy trì trật tự xã hội.

- Từ thời Đường, tổ chức các khoa thi tuyển chọn quan lại đều lấy nội dung trong sách Nho giáo.

2. Văn học, sử học

- Thơ Đường được coi là đỉnh cao thơ ca Trung Quốc, ba tác giả tiêu biểu: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.

- Tiểu thuyết đạt đến đỉnh cao dưới thời Minh-Thanh. Gồm “tứ đại danh tác”: Thủy Hử- Thi Nại Am; Tam quốc diễn nghĩa- La Quán Trung; Tây du kí- Ngô Thừa Ân; Hồng lâu mộng- Tào Tuyết Cần.

- Sử ký: Sử ký Tư Mã Thiên, Hán thư, Đường thư, Tống sử, Minh sử,…

- Bách khoa: Vĩnh Lạc đại điển và Tứ khố toàn thư.

3. Kiến trúc, điêu khắc, hội họa

- Kiến trúc có ba loại: kiến trúc cung điện, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc lăng tẩm.

- Nghệ thuật điêu khắc: phong phú về đề tài và chất lượng. Có tượng Phật nghìn mắt nghìn tay và tượng Phật trên núi Lạc Sơn.

- Hội họa: tranh thủy mặc, họa pháp, thư pháp.

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top