tR

 

Lý thuyết trồng và chăm sóc cây cải xanh - Công nghệ 7

BÀI 5: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CẢI XANH

1. Chuẩn bị

- Khu vực trồng rau: một góc vườn hay chậu, thùng xốp có đục lỗ thoát nước bên dưới,…

- Hạt giống cải xanh: khoảng cách giữa các cây 5 cm và giữa các hàng 10 cm (gieo vào hốc), tính số lượng hạt như sau:

Số hạt giống = S/(axb)

Trong đó:

+ S: diện tích đất cần trồng (m2)

+ a: khoảng cách giữa các cây (m)

+ b: khoảng cách giữa các hàng (m)

- Phân bón: phân hữu cơ đã hoại mục, phân vi sinh, phân trùn quế, hạt ngô nghiền, trấu, phân khoáng từ nguồn tự nhiên

- Cuốc, xẻng, thùng tưới, gáo tưới nước

Chú ý: chỉ sử dụng phân, thuốc có nguồn gốc hoá học khi thật cần thiết với liều lượng cho phép. Các bao bì thuốc bảo vệ thực vật phải được bỏ đúng nơi quy định.

2. Yêu cầu kĩ thuật

- Cải xanh được thu hoạch sau 30 – 40 ngày, hoặc khi cây cao trêm 15 cm

- Cây cải xanh không bị sâu, bệnh

- Lá cải nguyên vẹn, đều màu, có màu xanh đậm

3. Quy trình thực hành

3.1 Chuẩn bị đất trồng

(1) Xác định diện tích đất trồng

(2) Vệ sinh đất trồng

- Đất cũ, đã trồng cây => phơi khô đất trước khi trồng khoảng 1 tuần để loại trừ sâu, bệnh

- Thu dọn tàn dư cây trồng: dọn gốc, rễ, lá của cây trồng vụ trước

- Diệt cỏ dại.

(3) Làm đất và cải tạo đất

- Làm đất tơi xốp

- Trộn đất với phân bón lót

- Bón vôi

3.2 Chuẩn bị hạt giống cải xanh

(1) Lựa chọn giống cải xanh

(2) Xử lí hạt giống trước khi gieo trồng

(3) Kiểm tra số lượng hạt giống

3.3 Gieo trồng

(1) Xác định thời vụ, cách thức và mật độ gieo trồng

- Trồng trong chậu có thể trồng quanh năm

- Gieo hạt thủ công

(2) Kiểm tra chất lượng hạt giống sau khi ngâm ủ và đất trồng

(3) Tiến hành gieo trồng

- Đặt hạt giống vào đất

- Phủ một lớp mỏng đất lên bề mặt hạt

3.4 Chăm sóc cây

(1) Tỉa, dặm cây

- Thực hiện sau khi hạt giống đã nảy mầm khoảng 10 – 15 ngày

- Tỉa bỏ cây yếu, bị sâu bệnh ở chỗ cây mọc dày và trồng dặm cây khoẻ vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết

(2) Làm cỏ, vun xới

- Nhổ cỏ trong chậu cải xanh

- Xới cho đất tơi xốp và vun đất vào nơi rễ cây không được phủ kín đất

(3) Bón phân thúc

- Bón khi cây được 3 – 4 lá thật

- Sử dụng phân trùn quế, phân hữu cơ,… pha vào nước để tưới cây, định kỳ 5 -7 ngày một lần

(4) Tưới nước, tiêu nước

(5) Phòng trừ sâu, bệnh

3.5 Thu hoạch 

(1) Kiểm tra sản phảm

(2) Tiến hành thu hoạch

- Thu hoạch dần

- Thu hoạch toàn bộ

Cần thực hiện những công việc gì trước khi tiến hành trồng cây cải xanh? Mô tả những đặc điểm để nhận biết cây cải xanh phát triển tốt. Vì sao bao bì thuốc bảo vệ thực vật cần bỏ đúng nơi quy định?

Câu hỏi tr 28

Khám phá

1. Cần thực hiện những công việc gì trước khi tiến hành trồng cây cải xanh?

Lời giải chi tiết:

+ Chọn vùng đất trồng rau.

+ Hạt giống cải xanh.

+ Phân bón, nước

+ Cuốc, xẻng, thùng tưới, gáo tưới nước.

2. Mô tả những đặc điểm để nhận biết cây cải xanh phát triển tốt.

Lời giải chi tiết:

Những đặc điểm nhận biết cây cải xanh phát triển tốt:

+ Cây xanh không bị sâu, bệnh.

+ Lá cải nguyên vẹn, đều màu, có màu xanh đậm.

3. Vì sao bao bì thuốc bảo vệ thực vật cần bỏ đúng nơi quy định?

Lời giải chi tiết:

+ Hạn chế gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước

+ Tránh ảnh hưởng đến sự sống động, thực vật

+ Hạn chế gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Câu hỏi tr 29

Khám phá

4.Quan sát Hình 5.1 và cho biết trường hợp nào đảm bảo an toàn lao động trong khâu chuẩn bị đất trồng? Vì sao?

Phương pháp giải:

Quan sát vào hình 5.1 ta thấy hình a đeo bao tay còn hình b không đeo bao tay.

Lời giải chi tiết:

Trường hợp 5.1a đảm bảo khâu chuẩn bị đất trồng. Vì trong đất có chứa nhiều vi khuẩn, đảm bảo môi trường sống cho cây,  cần phải đeo bao tay khi chuẩn bị đất.

Câu hỏi tr 30

Khám phá

5.Quan sát hình 5.2 và cho biết trường hợp nào đảm bảo an toàn lao động trong chăm sóc cây trồng. Vì sao?

Phương pháp giải:

Quan sát vào hình 5.2 ta thấy đều là hoạt động phun thuốc cho cây trồng nhưng người trong hình a không mặc bảo hộ còn hình b có mặc bảo hộ.

Lời giải chi tiết:

Trường hợp 5.2b đảm bảo an toàn lao động trong chăm sóc cây trồng. Vì thuốc bảo vệ cây trồng rất độc hại đối với cơ thể con người. Vì thế cần bảo hộ bản thân bằng cách mặc áo bảo hộ, đeo khẩu trang, bao tay, đội mũ để tránh tiếp xúc trực tiếp với thuốc.

Câu hỏi tr 32

Luyện tập

1.Quan sát Hình 5.3 và cho biết cây nào là cây cải xanh đã đực hướng dẫn trồng ở trên. Các cây trong hình còn lại có tên là gì? Theo em, cách trồng những cây cải này có giống cách trồng cải xanh không?

Phương pháp giải:

Quan sát vào hình 5.3 ta thấy hình ảnh các loại rau: rau cải ngồng, rau xà lách xoăn, cải bó xôi, cải xanh, xà lách, cải thìa 

Lời giải chi tiết:

+ Cây cải xanh được hướng dẫn trồng ở trên là hình d.

+ Các cây còn lại trong hình là:

+ Cải ngồng

+ Xà lách xoăn

+ Cải bó xôi

+ Xà lách

+ Cải thìa (cải chip)

Theo em, cách trồng những cây cải này giống cách trồng cải xanh. Vì đó đều là các loại rau xanh ăn lá

2. Theo em, quy trình trồng cải xanh vừa học đã áp dụng các biện pháp trồng trọt hữu cơ như thế nào?

Lời giải chi tiết:

+ Không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ độc hại.

+ Không sử dụng phân bón hóa học.

+ Không sử dụng chất kích thích phát triển.

=> Mang tới nguồn rau sạch, an toàn chất lượng cho người tiêu dùng.

Vận dụng
 

Dựa vào quy trình trồng cải xanh, em hãy tìm hiểu để thực hiện trồng và chăm sóc một loại cây rau đến khi thu hoạch.

Lời giải chi tiết:

Quy trình trồng cây mồng tơi:

+ Mồng tơi nên được trồng từ tháng 1-5 dương lịch

+ Đất chuẩn bị làm sạch cỏ, bón vôi, cày đất phơi từ 7- 10 ngày. 

+ Lên luống

+ Bón lót phân cho cây mồng tơi

+ Chuẩn bị hạt giống, ngâm nước ấm từ 3-4h. vớt ra rửa sạch

+ Sau khi gieo trồng thì tưới nước ngày 2 lần, làm sạch cỏ, bón 

+ Dùng thuốc hữu cơ phun cho cây để phòng trừ sâu hại

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top