tR



Trạng ngữ là gì?

1. Khái niệm Trạng ngữ

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu thường bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính và xác định thời gian, địa điểm, nguyên nhân,… của sự việc được chỉ định trong câu. Các thành phần phụ trong câu cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhấn mạnh ý chính của câu.

2. Ví dụ minh họa

“Năm ngoái, nhà em có nuôi một con gà trống. Đến nay, chú gà trống của em ra dáng một chú gà trống choai.”

Các trạng ngữ trong câu trên là: “Năm ngoái”, “Đến nay”

Luyện tập

Câu 1:  
Xác định trạng ngữ trong câu sau:
    “Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ, thành tích của em luôn đứng thứ nhất”

    A. Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ
    B. thành tích của em
    C. luôn
    D. đứng nhất

* Trạng ngữ của câu trên là: “Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ”

Câu 2 

Xác định trạng ngữ trong câu sau:
“Con chim sâu, bằng chiếc mỏ nhanh nhậy, bắt sâu cho cây”

    A. Con chim sâu
    B. bằng chiếc mỏ nhanh nhậy
    C. bắt sâu
    D. cho cây

Trạng ngữ trong câu sau là: “bằng chiếc mỏ nhanh nhậy”

Câu 3  

Xác định trạng ngữ mở rộng là cụm danh từ có thành tố phụ là cụm chủ vị trong đoạn văn sau:

Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Hồ Chí Minh)

    A. Từ xưa đến nay
    B. mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng
    C. thì tinh thần ấy lại sôi nổi
    D. nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ

Trạng ngữ mở rộng là cụm danh từ có thành tố phụ là cụm chủ vị là: mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng

Phân loại trạng ngữ


Có 6 loại trạng ngữ: chỉ cách thức, chỉ phương tiện, chỉ nơi chốn, chỉ nguyên nhân, chỉ mục đích, chỉ thời gian.


1. Phân loại Trạng ngữ

Các loại trạng ngữ:

- Trạng ngữ chỉ cách thức: Cung cấp ý nghĩa cho cách một hành động hoặc sự kiện được biểu diễn trong câu. Trạng ngữ chỉ cách thức trả lời cho chúng ta biết mọi thứ diễn ra như thế nào.

- Trạng ngữ chỉ phương tiện: Là một bộ phận trong câu xác định các phương tiện và cách thức mà những gì được nêu trong câu xảy ra. Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời câu hỏi: qua cái gì? bằng cái gì? 

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Là bộ phận phụ của câu xác định vị trí sự việc, hành động được đề cập trong câu xảy ra. Trạng ngữ chỉ nơi chốn thường sẽ bổ sung đáp án cho câu hỏi ở đâu?

- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Là một bộ phận bổ trợ trong câu xác định nguyên nhân, lý do vì sao của những sự việc xảy ra trong câu. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân chính là đáp án cho câu hỏi: tại sao? vì sao? bởi lý do gì?,... 

- Trạng ngữ chỉ mục đích: Là thành phần phụ của câu xác định mục đích diễn ra sự việc nêu trong câu.Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì?…

- Trạng ngữ chỉ thời gian: Là thành phần phụ của câu xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ? …


2. Ví dụ minh họa

Phân loại

Ví dụ minh họa

Trạng ngữ chỉ cách thức

Nguyễn Du, qua ngòi bút tài tình, ông đã tạo nên một kiệt tác bất hủ.

Trạng ngữ chỉ phương tiện

Với sự nhiệt huyết trong giảng dạy, cô giáo sẵn sàng giảng lại bài học khi chúng tôi chưa hiểu.

Trạng ngữ chỉ nơi chốn

Trong sân chơi của trường, các bạn học sinh đang vui chơi nhộn nhịp.

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Thời điểm những ngày trước Tết, có rất nhiều hoạt động mua sắm tại chợ hoa.

Trạng ngữ chỉ mục đích

Để đạt học sinh xuất sắc, Bạn Hà cố gắng học tập

Trạng ngữ chỉ thời gian

Sáu giờ rưỡi, em và bạn đến trường


Luyện tập

Câu 1: Xác định trạng ngữ chỉ nơi chốn trong các câu dưới đây.

    A. Mỗi buổi sáng, ông em đều chạy bộ ở vườn hoa
    B. Để nhìn được bảng rõ hơn, em đã xin cô giáo cho em lên ngồi bàn đầu
    C. Chỉ với ba tháng, bằng sự cần cù siêng năng, cậu đã từ học sinh trung bình khá lên học sinh giỏi
    D. Ở trường, thầy cô luôn chỉ dạy cho em nhiều bài học bổ ích

* Trạng ngữ chỉ nơi chốn là câu: “Ở trường, thầy cô luôn chỉ dạy cho em nhiều bài học bổ ích”

Câu 2: Xác định trạng ngữ chỉ thời gian trong các câu dưới đây.

    A. Bằng sự cẩn thận và tỉ mỉ, chữ viết của em ngày càng đẹp hơn.
    B. Để nhìn được bảng rõ hơn, em đã xin cô giáo cho em lên ngồi bàn đầu
    C. Chỉ với ba tháng, bằng sự cần cù siêng năng, cậu đã từ học sinh trung bình khá lên học sinh giỏi
    D. Ở trường, thầy cô luôn chỉ dạy cho em nhiều bài học bổ ích

Trạng ngữ chỉ thời gian là câu: “Chỉ với ba tháng, bằng sự cần cù siêng năng, cậu đã từ học sinh trung bình khá lên học sinh giỏi”

Câu 3: Xác định trạng ngữ chỉ mục đích trong các câu dưới đây
    A. Bằng sự cẩn thận và tỉ mỉ, chữ viết của em ngày càng đẹp hơn.
    B. Để nhìn được bảng rõ hơn, em đã xin cô giáo cho em lên ngồi bàn đầu
    C. Chỉ với ba tháng, bằng sự cần cù siêng năng, cậu đã từ học sinh trung bình khá lên học sinh giỏi
    D. Ở trường, thầy cô luôn chỉ dạy cho em nhiều bài học bổ ích


Trạng ngữ chỉ mục đích là: “Để nhìn được bảng rõ hơn, em đã xin cô giáo cho em lên ngồi bàn đầu”

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top