tR

 

Từ đoạn văn trên, em hãy xác định các đặc điểm của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn hoặc năm chữ bằng cách trả lời các câu hỏi sau

Câu 1

HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN

(trang 26, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

    Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

    - Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc

    - Thể hiện những cảm xúc yêu mến, suy ngẫm về bài thơ

    - Nội dung câu mở đoạn là giới thiệu thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả và nêu cảm xúc chung về bài thơ

    - Phần thân đoạn gồm những câu từ “Thủ pháp nhân hóa trong bốn khổ thơ đầu” đến “đem đến mùa xuân tươi sáng” trình bày về sự cảm nhận của tác giả trước những chi tiết, hình ảnh được trích ra từ bài thơ

    - Nội dung kết đoạn là tổng kết nội dung của bài thơ.

Câu 2

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH VIẾT

(trang 26, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Bước 1: Trước khi viết

    - Xác định đề tài

    - Thu thập tư liệu

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

    - Tìm ý

    - Lập dàn ý

Bước 3: Viết đoạn

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Lời giải chi tiết:

    Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác


0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top