tR


 

Ngữ pháp tiếng Anh lớp 6 Chân trời sáng tạo Unit 8 Going away bao gồm các cấu trúc tiếng Anh trọng tâm như: Be going to; Thì tương lai đơn với will; Câu điều kiện loại 1.

I. Be going to - cách dùng & cấu trúc

Cách dùng

- Dùng để diễn tả một dự định hay kế hoạch trong tương lai gần

- Diễn đạt một dự đoán có căn cứ, có dẫn chứng cụ thể

Cấu trúc

- Khẳng định: S + is/ am/ are + going to + V.

Ví dụ: I’m going to doing my home work. (Tôi sẽ làm bài về nhà.)

- Phủ định: S + is/ am/ are not + going to + V.

Ví dụ: She is going to see a movie at 8 am tomorrow. (Cô ấy sẽ đi xem phim lúc 8 giờ sáng ngày mai)

- Nghi vấn: Is/ Am/ Are + S + going to + V

Trả lời: Yes, S + is/ am/ are. hoặc No, S + is/ am/ are not.

II. Thì tương lai đơn - Simple future tense

Thì tương lai đơn trong tiếng Anh (Simple future tense) được dùng khi không có kế hoạch hay quyết định làm gì nào trước khi chúng ta nói. Chúng ta ra quyết định tự phát tại thời điểm nói.

Cấu trúc

- Khẳng định: S + will/shall + V-inf

- Phủ định: S + will/shall + not + V-inf

- Nghi vấn: Will/Shall + S + V-inf ?

Cách dùng

- Diễn tả một quyết định hay một ý định nhất thời nảy ra ở thời điểm nói. Có từ tín hiệu chỉ thời gian trong tương lai

- Diễn đạt một dự đoán không có căn cứ

- Đưa ra lời yêu cầu, đề nghị, lời mời

-Diễn đạt lời hứa

- Diễn đạt lời cảnh báo hoặc đe dọa

Dấu hiệu nhận biết

- Trạng từ chỉ thời gian

  • In + (thời gian): trong bao lâu (in 5 minutes: trong 5 phút)
  • Tomorrow: ngày mai
  • Next day/ next week/ next month/ next year: ngày tới, tuần tới, tháng tới, năm tới.
  • Soon: sớm thôi

- Động từ chỉ quan điểm

  • Think/ believe/ suppose/ assume…: nghĩ/ tin/ cho là
  • Promise: hứa
  • Hope, expect: hi vọng/ mong đợi

- Sự khác biệt giữa thì tương lai đơn và cấu trúc ‘be going to + V’

Điểm khác biệt lớn nhất giữa thì tương lai đơn và cấu trúc ‘be going to + V’ nằm ở khả năng xảy ra của phán đoán, dự đoán của người nói. Vì vậy:

  • Sử dụng mẫu ‘be going to + V’ nếu có bằng chứng chứng minh cho phán đoán của mình.
  • Sử dụng thì tương lai đơn hoặc các cấu trúc thay thế nếu phán đoán của mình chỉ dựa trên cảm nhận chứ không có bằng chứng hoặc căn cứ rõ ràng.

III. Câu điều kiện loại 1

- Cách dùng

Câu điều kiện loại 1 dùng để chỉ sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai

- Cấu trúc

If + S + V (hiện tại), S + will + V (nguyên mẫu)

Ví dụ: If I tell her everything, she will know how much I love her.

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top